Mức lương tăng thế nào kể từ sau 1/7?

GD&TĐ - Từ 1/7/2023, mức lương cơ sở sẽ được tính bằng cách 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng. 

Mức lương tăng thế nào kể từ sau 1/7?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 24, quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Từ 1/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho một số đối tượng.

Với mức tăng này, từ 1/7 tới, mức lương cơ sở sẽ được tính bằng cách 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng. Như vậy, hệ số lương càng cao, thì mức lương thực nhận càng tăng.

Công chức, viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), bậc 6 có hệ số lương cao nhất là 8.

Trước thời điểm 1/7, mức lương thực nhận là 11,92 triệu đồng/tháng. Sau thời điểm 1/7, mức lương tăng lên 14,4 triệu đồng/tháng, tăng thêm hơn 2,4 triệu đồng/tháng.

Công chức, viên chức thuộc nhóm A2, nhóm 1 (A3.1), thuộc bậc 1 có hệ số lương là 4,4. Trước 1/7, mức lương của nhóm này là 6,565 triệu đồng/tháng. Sau thời điểm 1/7, mức lương tăng lên 7,92 triệu đồng.

Viên chức thuộc nhóm A0, bậc 1, hệ số lương là 2,1. Trước 1/7 có mức lương là 3,129 triệu đồng/tháng, sau 1/7, được tăng lên 3,78 triệu đồng/tháng.

Hệ số lương thấp nhất là công chức, viên chức loại C, bậc 1 có hệ số lương là 1,65. Trước 1/7 mức lương là 2,458 triệu đồng/tháng, sau khi tăng lương là 2,97 triệu đồng/tháng, tăng hơn 500.000 đồng/tháng.

Các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 1/7 sẽ là mức lương thực hiện từ ngày 1/7 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 1/7 (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 1/7 (nếu có) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định.

Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có):

Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 1/7 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có).

Đối với đại biểu HĐND các cấp quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư này, căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu HĐND các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau:

Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 1/7 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số hoạt động phí theo quy định.

Với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố: Từ ngày 1/7, quỹ phụ cấp được ngân sách Nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34 năm 2019 của Chính phủ, được tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng.

Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.