Mùa vàng cho những người 'gieo hạt'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chất lượng giáo dục phổ thông và công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi của ngành Giáo dục đã đi đúng hướng.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Sáng 8/9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì Hội nghị tổng kết năm học 2021 – 2022, triển khai công tác nhiệm vụ năm học 2022 – 2023 đối với công tác thi và quản lý chất lượng khối sở GD&ĐT.

Kiểm định chất lượng giáo dục chuyển biến rõ nét

Báo cáo tại hội nghị, PGS.TS Phạm Quốc Khánh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) – nhấn mạnh, năm học 2021-2022, mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động của nhà trường nhưng việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) ở tất cả các cấp học, bậc học vẫn được duy trì.

Kết quả KĐCLGD có chuyển biến rõ nét. Tính đến ngày 31/5/2022, kết quả thực hiện KĐCLGD đạt được như sau:

TT

Trường/Trung tâm

Tổng số trường/TT hiện có

Tự đánh giá

Đánh giá ngoài

SL

%

SL

%

1

Mầm non

14.943

14.717

98,49

9.772

65,40

2

Tiểu học

12.528

12.419

99,13

9.084

72,51

3

Trung học cơ sở

8.920

8.804

98,70

6.666

74,73

4

Trung học phổ thông

2.442

2.354

96,40

1.420

58,15

5

Phổ thông có nhiều cấp học

2.300

2.167

94,22

933

40,57

6

Trung tâm GDTX

276

152

55,07

22

7,97

Tổng

41.409

40.613

98,08

27.897

67,37

Cũng theo PGS.TS Phạm Quốc Khánh, Kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) cấp quốc gia tiếp tục đổi mới và đạt được kết quả tốt. Toàn quốc có 71 đơn vị thi, gần 4.600 thí sinh dự thi ở 12 môn thi.

Kết quả, có hơn 2.200 học sinh đoạt giải, đạt tỷ lệ 48,52%; trong đó, có 93 giải Nhất, 495 giải Nhì, 717 giải Ba, 926 giải Khuyến khích. Kết quả thi đã phản ánh sát đúng chất lượng thực tế về công tác bồi dưỡng HSG của các địa phương, đơn vị trên phạm vi toàn quốc.

Công tác tuyển chọn, tập huấn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế tiếp tục đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, nghiêm túc, khách quan. Các đoàn tham dự các kỳ Olympic khu vực, quốc tế năm 2022 đều đạt thành tích vượt trội và dư luận xã hội đánh giá cao.

Cụ thể: với 38 lượt học sinh tham gia dự thi, có 38/38 học sinh đạt giải gồm: 13 Huy chương Vàng, 12 Huy chương Bạc, 8 Huy chương Đồng; 5 Bằng khen. Đặc biệt, đội tuyển Olympic Toán học Quốc tế, có một học sinh đạt điểm tuyệt đối 42/42 điểm; đội tuyển Vật lí Quốc tế, lần đầu tiên có một học sinh lớp 10 đã đạt Huy chương Vàng.

Thành tích xuất sắc của các đội tuyển đã khẳng định nỗ lực vượt bậc trong học tập, rèn luyện của học sinh, giáo viên và các nhà trường trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, khẳng định chất lượng giáo dục phổ thông và hướng đi đúng trong công tác dạy học, phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng HSG của ngành Giáo dục.

PGS.TS Phạm Quốc Khánh báo cáo tại hội nghị

PGS.TS Phạm Quốc Khánh báo cáo tại hội nghị

Công tác đánh giá chất lượng đạt nhiều tiến bộ

Về công tác đánh giá chất lượng, PGS.TS Phạm Quốc Khánh cho hay, Chương trình Đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh lớp 9, lớp 11 giai đoạn 2022-2023 đã triển khai thành công đợt khảo sát chính thức từ ngày 22/4 đến hết ngày 10/5, hiện đang nhập dữ liệu theo đúng tiến độ.

Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chu kỳ 2022 đã triển khai khảo sát chính thức từ ngày 13/4/2022 đến hết ngày 29/4/2022. Hiện tại, Việt Nam đã nộp bộ dữ liệu khảo sát chính thức được OECD chấp thuận và Tổ chức Khảo thí Hoa Kỳ ETS (đơn vị tư vấn) rà soát và phản hồi chính thức.

Trong khi chờ phản hồi từ phía ETS, Việt Nam đang tiến hành trả lời phiếu khảo sát nhằm cung cấp các thông tin phản hồi, đánh giá về các hoạt động về kỹ thuật, tổ chức sau khảo sát chính thức tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ hoàn thiện các báo cáo, phiếu hỏi, các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến quá trình thực hiện khảo sát. Về thích ứng coding guide (Hướng dẫn chấm 3 lĩnh vực): Việt Nam đã thích ứng xong và đã được ETS chấp thuận ở Email thông báo ngày 27/8/2022.

Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các quốc gia khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) 2021-2025: Ngày 5/8/2022, đã tiến hành ký kết tham gia Chương trình SEA-PLM giai đoạn 2021-2025 giữa Bộ GD&ĐT và Ban Thư ký SEAMEO.

Chương trình đánh giá quốc tế về Dạy và Học (TALIS) chu kỳ 2024: Việt Nam đã triển khai hoạt động thực hiện chu kỳ thử nghiệm vào tháng 3 năm 2023 theo thỏa thuận.

Bên cạnh đó, hoạt động quản lý văn bằng chứng chỉ (VBCC) ngày càng đi vào nền nếp, công tác quản lý nhà nước hoạt động này được tăng cường, hoạt động cấp phát phôi VBCC ngày càng chặt chẽ.

Theo đó, Bộ đã ban hành tương đối đầy đủ các VBQPPL và văn bản cá biệt để quản lý VBCC; chấn chỉnh công tác quản lý VBCC, đưa hoạt động này dần đi vào nền nếp, khắc phục căn bản những hạn chế, thiếu sót, sai phạm đã xảy ra trong thời gian qua.

Bộ GD&ĐT đã triển khai việc tập huấn và nâng cao năng lực quản lý VBCC cho các cơ sở giáo dục và các địa phương, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong quản lý VBCC. Nhiều Sở GD&ĐT đã thống nhất đơn vị đầu mối, nhân sự làm công tác quản lý VBCC.

Chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý VBCC đã được nâng lên, có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của công tác quản lý VBCC, có tinh thần trách nhiệm cao, được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ tương đối chuyên nghiệp. Từng bước chấn chỉnh công tác quản lý VBCC tại các cơ sở giáo dục, các địa phương.

Bộ GD&ĐT đổi mới hoạt động công nhận văn bằng (CNVB) của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp mạnh hơn cho các cơ sở giáo dục đại học và các địa phương.

Mở rộng công nhận văn bằng đối với các hình thức đào tạo khác nhau, phù hợp với xu thế mở của giáo dục đào tạo, mở rộng đối tượng được miễn thủ tục CNVB, tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong CNVB.

Hiện tại, có 52/63 Sở đã triển khai dịch vụ công nhận văn bằng tại cổng dịch vụ công trực tuyến; trong đó 36 Sở thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4, 16 Sở thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ