Xuất bản
Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ghi rõ, nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực xuất bản; phát hành xuất bản phẩm tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo và ra nước ngoài.
Phấn đấu đến 2020 có 70% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 1 trung tâm phát hành xuất bản phẩm hiện đại; mỗi quận huyện có ít nhất 1 cơ sở phát hành xuất bản phẩm. Mỗi xã phường, thị trấn có ít nhất 1 điểm cung cấp xuất bản phẩm.
Để đáp ứng các mục tiêu nói trên, rất cần nguồn nhân lực ngành xuất bản dồi dào, có trình độ. Bởi vậy, quy hoạch nêu rõ sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm.
Đồng thời, nghiên cứu mở mã ngành đào tạo, dạy nghề về xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm; mã ngạch lương đối với biên tập viên hoạt động trong lĩnh vực xuất bản.
Kỹ nghệ thực phẩm
Theo quy hoạch phát triển ngành Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ xây dựng ngành kỹ nghệ thực phẩm phát triển, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa, giảm nhập khẩu và tăng giá trị tăng thêm của ngành.
Phấn đấu tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ngành kỹ nghệ thực phẩm năm 2015 chiếm khoảng 1,67% đến năm 2020 chiếm khoảng 1,85% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành công nghiệp.
Nhân lực ngành này sẽ được chú trọng phát triển. Theo đó, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở xác định nhu cầu về lao động ở mọi trình độ gắn liền với định hướng phát triển và nhu cầu lao động từng giai đoạn.
Công nghiệp tàu thủy
Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, mục tiêu đến năm 2020 sẽ duy trì và phát huy năng lực của các cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền hiện có.
Đồng thời, phát triển các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, nước ngoài.
Hình thành một số trung tâm sửa chữa tàu có quy mô lớn gắn liền với hệ thống cảng biển và các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng; có công nghệ sửa chữa tàu tiên tiến, thân thiện với môi trường; đảm bảo chất lượng và giá thành sửa chữa cạnh tranh.
Có thể đảm nhận sửa chữa đồng bộ các loại tàu thuyền trong nước và nước ngoài có trọng tải đến 300.000 tấn.
Để đáp ứng đội ngũ nhân lực cho ngành, quy hoạch yêu cầu nghiên cứu bổ sung các chuyên ngành công nghiệp tàu thủy tại các trường ĐH hiện có như ĐH Bách khoa, Hàng hải, Giao thông vận tải TP HCM.
Thể dục, thể thao
Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ghi rõ, nhân lực trực tiếp làm việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao (ngoài lực lượng vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài; giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao đạt khoảng 22.000 người vào năm 2015; khoảng 29.000 người vào năm 2020 và đạt khoảng 38.000 người vào năm 2030.
Trong đó nhân lực quản lý đạt trên 2.700 người vào năm 2015, đạt trên 2.800 người vào năm 2020 và đạt trên 3.700 người vào năm 2030.
Về trình độ: số nhân lực có trình độ đại học trợ lên đạt 50% vào năm 2015, đạt trên 60% vào năm 2020 và đạt trên 80% vào năm 2030.
Riêng giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường: Tỷ lệ học sinh, sinh viên thực hiện chương trĩnh giáo dục thể chất chính khóa đạt 100% từ năm 2015 trở đi đối với tất cả các câp học, bậc học.
Tỷ lệ trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường ở mẫu giáo: Đạt 45% vào nám 2015, đạt 60% vào năm 2020 và đạt trên 90% vào năm 2030.
Tiểu học: Đạt 40% vào năm 2015, đạt 60% vào năm 2020 và đạt ừên 90% vào năm 2030.
Trung học cơ sở: Đạt 45% vào năm 2015, đạt 65% vào năm 2020 và đạt trên 90% vào năm 2030.
Trung học phổ thông: Đạt 60% vào năm 2015, đạt 70% vào năm 2020 và đạt trên 90% vào năm 2030.
Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, cao đẳng và cao đẳng nghề, đại học: Đạt 70% vào năm 2015, đạt 80% vào năm 2020 và đạt trên 90% vào năm 2030.
Tỷ lệ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao trên số học sinh, sinh viên tiểu học: Đạt 01/450 vào năm 2015, 01/400 vào năm 2020 và đạt 01/350 vào năm 2030.
Trung học cơ sở và trung học phổ thông: Đạt 01/400 vào năm 2015, đạt 01/350 vào năm 2020 và đạt 01/300 vào năm 2030.
Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, cao đẳng và cao đẳng nghề, đại học: Đạt 01/500 vào năm 2015, đạt 01/400 vào năm 2020 và đạt 01/300 vào năm 2030.
Ngành Dược
Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ghi rõ: Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác dược liệu, có chính sách thu hút và phát huy nguồn nhân lực có kinh nghiệm, tri thức trong nuôi trồng, khai thác, chế biến và sử dụng dược liệu.
Quy hoạch đặt mục tiêu phát triển dược liệu thành ngành sản xuất hàng hoá, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghỉên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ.nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới.
Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu phục vụ cho mục tiêu phát triển y tế và kinh tế; chú trọng bảo hộ, bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý, có giá trị; giữ gìn, phát huy và tăng cường bảo hộ vốn tri thức truyền thống về sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc.
Thủy sản
Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ưu tiên đào tạo cán bộ khoa học chuyên ngành công nghệ sinh học, các ngành ứng dụng công nghệ cao, các ngành nghiên cứu biển và kỹ thuật, công nghệ khai thác hải sản tiên tiến.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, cung cấp dịch vụ kỹ thuật thủy sản ngoài công lập nhằm thu hút đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật, tập trung nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thủy sản.
Đặc biệt, có chính sách ưu đãi cho con, em ngư dân, học sinh, sinh viên, cán bộ trẻ trong ngành thủy sản đi đào tạo trình độ đại học và sau đại học tại các trường đại học trong nước và ở các nước có trình độ tiên tiến về khoa học kỹ thuật thủy sản.