(GD&TĐ) – Một thiên thạch đã trôi gần 160km ra khỏi đường đi của mình trong vòng 12 năm qua, đã bị một lực gọi là “hiệu ứng Yarkovsky” kéo đi.
Một thiên thạch bị hiệu ứng Yarkovksy đẩy chệch khỏi đường đi của mình gần 160km |
Ông Josh Emery, của ĐH Tennessee tại Knoxville, nói “Hiệu ứng Yarkovsky có thể thực sự đẩy một thiên thạch bay vào hoặc ra khỏi con đường của Trái đất. Việc hiểu được lực này và cách nó tác động tới thiên thạch là rất quan trọng trong việc xác định liệu thiên thạch này có va vào Trái đất hay không”.
Một nghiên cứu đã xác định “nhiều” thiên thạch có thể va vào Trái đất vào nửa cuối thế kỷ này.
Phát hiện trên có được từ việc đo thiên thạch nhỏ 1999 RQ36 dự kiến sẽ vọt qua Trái đất vào năm 2135.
Thiên thạch này đã bị chệch 160km do hiệu ứng Yarkovsky.
Hiệu ứng Yarkovsky được đặt tên theo một kỹ sư Nga từ thế kỷ 19, người đưa ra ý tưởng rằng một viên đá vũ trụ, qua một thời gian dài, được chú ý trong quỹ đạo khi nó hút ánh nắng mặt trời và sau đó tỏa ra năng lượng dưới dạng nhiệt. Hiệu ứng này rất khó đo đạc vì nó quá bé nhỏ.
Hiệu ứng Yarkovsky đã được phát hiện trên thiên thạch 1999 RQ36 trong khi các nhà khoa học cố gắng đo độ lớn của nó khi nó đang nằm cách xa hàng triệu km.
Hoàng Minh (Theo Mail Online)