Một loạt quốc gia EU khốn đốn vì ngũ cốc Ukraine tràn vào

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Thủ tướng của một số nước EU kêu gọi lãnh đạo Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen can thiệp vấn đề cung cấp ngũ cốc của Ukraine cho châu Âu.

(Ảnh: TASS/Andrey Rubtsov)
(Ảnh: TASS/Andrey Rubtsov)

Ngày 31/3 truyền thông Ba Lan cho biết, thủ tướng các nước Ba Lan, Hungary, Romania, Bulgaria và Slovakia cho rằng việc nhập khẩu nông sản Ukraine đã gây bất ổn thị trường.

Để đối phó với tình hình, họ yêu cầu phân bổ tiền từ các quỹ của Liên minh châu Âu (EU).

"Với quy mô của hiện tượng trên, cần phải tăng đáng kể số nguồn tài chính được EU phân bổ để hỗ trợ. Cần có thêm kinh phí vì không có đủ tiền từ ngân sách quốc gia" - bức thư viết.

Các thủ tướng tin rằng nguồn tài trợ bổ sung sẽ giúp chuyển lượng ngũ cốc dư thừa của Ukraine đến các quốc gia Châu Phi và Trung Đông.

Trước đó, cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ba Lan Marek Savitsky đề xuất cấm hoàn toàn việc nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm của Ukraine vào nước này.

Ngoài ra, người đứng đầu phe Liên minh tại Hạ viện Ba Lan Krzysztof Bosak nói rằng tình hình với ngũ cốc Ukraine đã dẫn đến thiệt hại hàng tỷ USD cho nền kinh tế Ba Lan.

Trước đó, ngày 28/3, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết Warsaw có ý định đưa ra trước EU vấn đề nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine vốn đang tràn ngập thị trường châu Âu.

Ông Morawiecki lưu ý rằng Ba Lan và Romania cùng quan tâm đến vấn đề ngũ cốc của Ukraine, đặc biệt là đến các quốc gia ở phía đông châu Âu.

Theo Thủ tướng Ba Lan, như lời hứa của Ủy ban Châu Âu, loại ngũ cốc này sẽ được xuất khẩu sang các nước nghèo nhất ở châu Phi và Trung Đông.

Ngày 23/3, tại Szczecin, Ba Lan, nông dân đã biểu tình phản đối dòng ngũ cốc Ukraine tràn vào. Vài nghìn người đã tham gia vào sự kiện này.

Nông dân yêu cầu một cuộc họp với Thủ tướng và đáp ứng các yêu cầu của họ. Đó là đưa ra biện pháp bảo vệ chống khủng hoảng cho các nhà sản xuất nông nghiệp và giải quyết vấn đề nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine.

Ngoài ra, nông dân ở Romania, Bulgaria, Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia cũng gặp phải vấn đề tương tự.

Cuối tháng 1, đại diện của các quốc gia này công bố một báo cáo rằng việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp rẻ tiền từ Ukraine đã tăng mạnh và tiếp tục tăng, điều này gây ra vấn đề cho nông dân từ các quốc gia EU gần nhất.

Năm ngoái, EU đã cho phép người Ukraine cung cấp nông sản của họ miễn thuế cho các nước EU, điều này đã ảnh hưởng đến nông dân ở Ba Lan và một số nước khác.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...
Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".