Một kỳ thi hoàn thiện sẽ tạo được niềm tin trong xã hội

GD&TĐ - Trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Giáo dục và Thời đại, GS.TS Phạm Hồng Quang - Giám đốc Đại học Thái Nguyên - khẳng định: Đến thời điểm này, chưa có phương án thi nào tốt hơn phương án thi “2 trong 1” như hiện nay. Bộ GD&ĐT cần tiếp tục duy trì, ổn định phương án thi THPT quốc gia. Tuy vậy, các yếu tố kỹ thuật, quy trình làm thi cần phải được xem xét lại để kỳ thi hoàn thiện hơn.

Thí sinh trao đổi bài làm sau giờ thi trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018
Thí sinh trao đổi bài làm sau giờ thi trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018

Chưa có phương án thi nào tốt hơn

Thưa Giáo sư, quan điểm của ông như thế nào về việc tiếp tục thực hiện phương án thi “2 trong 1” như hiện nay trong những năm tiếp theo?

Tôi đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chia sẻ với báo chí gần đây, khẳng định quan điểm của Bộ thực hiện nghiêm túc chủ trương của Chính phủ và Nghị quyết của T.Ư về cải cách thi, kiểm tra đánh giá. Phương án thi “2 trong 1” như hiện nay, xét về mặt tổng thể, đã nhận được sự đồng thuận cao và giảm thiểu những vất vả cho thí sinh, tiết kiệm chi phí cho xã hội.

Tuy nhiên, về yếu tố kỹ thuật, phải rà soát lại để căn chuẩn, sao cho những người muốn can thiệp vào kết quả bài thi cũng không can thiệp được. Theo tôi, đây phải là những điểm nhấn, những chuyên gia, các Cục, Vụ chức năng sẽ phải căn chỉnh lại những yếu tố kỹ thuật theo hướng đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Kỳ thi THPT quốc gia đáng tin cậy và nên duy trì

Kỳ thi THPT quốc gia đáng tin cậy và nên duy trì

Cho đến thời điểm này, tôi nghĩ rằng không có phương án thi nào tốt hơn phương án thi “2 trong 1” như hiện nay. Tuy nhiên để hoàn thiện, đòi hỏi trí tuệ chung của xã hội để hoàn thiện kỳ thi.

 
 

Về góc độ quản lý Nhà nước, đã có sự phân cấp, phân quyền rất rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về GD-ĐT, trách nhiệm của Sở GD&ĐT, của trường đại học được Bộ điều động cùng phối hợp tổ chức thi, trách nhiệm của các ban thuộc Hội đồng thi, như: Ban coi thi, Ban chấm thi, Thanh tra, trách nhiệm của các lực lượng phối hợp như an ninh...

Tuy nhiên, vẫn có yếu tố rủi ro, tiêu cực do con người gây nên. Qua kỳ thi năm nay, cũng là dịp để xem lại các yếu tố kỹ thuật, quy trình làm thi. Trong công tác rà soát lại các khâu coi thi, chấm thi đã thấy được quy trình làm thi còn nhiều khâu cần phải hoàn thiện. Thực tiễn lúc nào cũng là tiêu chuẩn của chân lý; những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện cũng cần phải được rà soát, căn chỉnh lại sẽ giảm thiểu được sự can thiệp của con người vào kết quả thi của thí sinh, đem lại công bằng cho thí sinh, tăng tính khách quan và tạo niềm tin trong xã hội đối với kỳ thi.

Hệ lụy khi điểm “đầu vào” quá thấp

Giáo sư đánh giá như thế nào về độ tin cậy, tính hiệu quả của Kỳ thi THPT quốc gia dùng để làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ xét tuyển?

Kết quả thi THPT quốc gia lần này phản ánh đúng thực trạng và trình độ của các thí sinh và các trường ĐH hiện nay sẽ dùng kết quả này để xét tuyển sinh. Những trường hợp bị can thiệp vào kết quả thi của thí sinh phải bị xử lý, trả lại kết quả thực của điểm thi, tạo niềm tin cho các trường vì căn cứ xét tuyển trung thực. Không phải vì một vài hiện tượng mặc dù rất nghiêm trọng, rất đáng lên án, mà phải xóa bỏ một kỳ thi. Theo tôi cho đến thời điểm này với điều kiện, hoàn cảnh của giáo dục Việt Nam, tôi cho rằng vẫn nên dùng phương án thi “2 trong 1” như hiện nay.

Với công tác tuyển sinh, Luật đã quy định, Bộ đã phân cấp cho các trường chủ động xây dựng phương án tuyển sinh riêng, nhưng chắc chắn nếu tổ chức thi, tuyển sinh riêng sẽ tốn kém mà độ bảo mật rủi ro và công bằng, chính xác, tiện lợi sẽ không được như Kỳ thi THPT quốc gia.

Kết quả Kỳ thi THPT quốc gia là cơ sở tin cậy để các trường ĐH, CĐ xét tuyển sinh

Kết quả Kỳ thi THPT quốc gia là cơ sở tin cậy để các trường ĐH, CĐ xét tuyển sinh

Yếu tố chất lượng đầu vào đối với công tác đào tạo của các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ được Giáo sư nhìn nhận như thế nào và trong bối cảnh kỳ tuyển sinh năm nay, ngưỡng đảm bảo chất lượng phản ánh điều gì, thưa Giáo sư?

Bất cứ cơ sở giáo dục đại học nào cũng mong muốn xét tuyển được học sinh THPT xuất sắc. Tuy nhiên, yếu tố đầu vào cũng chỉ là một trong nhiều yếu tố đảm bảo chất lượng. Việc coi trọng đầu vào cũng là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Năm ngoái, ngưỡng đảm bảo chất lượng khá cao. Năm nay, dự đoán sẽ thấp hơn do mặt bằng chung. Các trường đang có xu hướng đặt ngưỡng chuẩn cao lên để đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng. Như các trường ĐH sư phạm đã đặt ngưỡng 17 điểm; các trường ĐH khác, khá nhiều trường đặt cao hơn nữa. Điều này phản ánh các trường ngày càng coi trọng chất lượng đào tạo. Chắc chắn đầu vào cao thì quá trình tổ chức đào tạo sẽ thuận lợi hơn. Nếu điểm đầu vào quá thấp thì không chấp nhận được. Nếu chỉ vì chỉ tiêu mà lấy “điểm chuẩn” thấp, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đào tạo đại học.

Xin cảm ơn Giáo sư!

Một kỳ thi hoàn thiện sẽ tạo được niềm tin trong xã hội ảnh 3

Tôi đánh giá rất cao việc Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã thẳng thắn nhìn nhận và cầu thị khi cho rằng kỳ thi cần phải tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật, quy trình làm thi theo hướng giảm thiểu đến mức tối đa sự can thiệp của con người đến kết quả thi, làm thế nào để mọi việc đều trong tầm kiểm soát được. Đó là sự chặt chẽ trong quy trình làm thi, quy chế thi chặt chẽ để các cá nhân muốn can thiệp vào khâu nào đó để tác động, thay đổi kết quả thi cũng không thể được.

GS.TS Phạm Hồng Quang

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giá trị giải V-League cải thiện đáng kể so với mọi năm.

Giải V-League tăng giá đáng kể

GD&TĐ - Tổng giá trị chuyển nhượng các cầu thủ ở giải V-League 1 năm nay có sự tăng trưởng đáng kể so với mọi năm.

Đoàn xe ô tô che chắn cho xe máy qua cầu Nhật Tân (Hà Nội) an toàn. Ảnh chụp từ video Cao Sang

Giận bão lắm!

GD&TĐ - Bên cạnh cái tên quốc tế là 'Yagi', bạn còn được người Việt Nam biết tới với cái tên 'số 3'.

Minh họa/INT

Sóng sánh 'Mùa trăng'

GD&TĐ - Mỗi dịp Trung thu, nhóm họa sĩ G39 thường đem đến cho công chúng yêu nghệ thuật những tác phẩm quen mà lạ.

Ngày tồi tệ nhất của NATO

Ngày tồi tệ nhất của NATO

GD&TĐ -Bình luận về xung đột Nga-Ukraine, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây đã cho biết, ngày 24/2/2022 đã trở thành “ngày tồi tệ nhất” đối với ông.