Một học sinh tiểu học An Giang đoạt 'Á quân' cuộc thi về sáng kiến bảo đảm trật tự trường học

GD&TĐ -An Giang có 1 học sinh đoạt giải Nhì cuộc thi “Sáng kiến đảm bảo trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” năm 2024.

Em Nguyễn Lâm Nhã Uyên (đứng giữa) tại Lễ trao giải.
Em Nguyễn Lâm Nhã Uyên (đứng giữa) tại Lễ trao giải.

Sáng 9/8, tại TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ Tổng kết, trao giải Cuộc thi “Sáng kiến đảm bảo trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” năm 2024.

Tại buổi Tổng kết, trao giải cấp toàn quốc, có 41 học sinh TH, THCS và THPT đoạt giải cùng tham dự.

1000027763.jpg
Em Nguyễn Lâm Nhã Uyên đoạt giải Nhì cấp toàn quốc tại Lễ trao giải.
1000027764.jpg
Em Nguyễn Lâm Nhã Uyên bên tác phẩm đoạt giải Nhì tại cuộc thi.

Trong đó, em Nguyễn Lâm Nhã Uyên, học sinh lớp 4I, Trường Tiểu học Long Hưng, TX Tân Châu (An Giang) đã xuất sắc đoạt giải Nhì của cuộc thi.

Cuộc thi “Sáng kiến đảm bảo trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” năm 2024 do Bộ GDĐT tổ chức dành cho học sinh phổ thông (bao gồm học sinh các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; trường chuyên, trường năng khiếu, trường dành cho người khuyết tật; học viên học chương trình phổ thông tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên) trên cả nước được tiến hành qua 4 vòng thi: Cấp trường; cấp quận/huyện; cấp tỉnh; cấp toàn quốc.

1000027766.jpg
Bằng khen giải Nhì của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng em Nhã Uyên.

Được biết, vòng cấp toàn quốc, Ban tổ chức chấm và chọn ra 5 bài viết/vẽ ở mỗi cấp (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) và trao giải cho mỗi cấp gồm: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cha mẹ có thể để trẻ bình tĩnh rồi nói chuyện. Ảnh minh họa

Làm gì khi con hay giận dỗi?

GD&TĐ - Trẻ nhỏ thường giận dỗi, buồn rầu vì không thể nói ra được nỗi bực bội của mình hoặc chưa được đáp ứng mong muốn nào đó.