Một giờ học đúng nghĩa VNEN

GD&TĐ - GS.TS. Nguyễn Đức Chính – nguyên Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội - cho rằng: VNEN với nghĩa đầy đủ của phương thức tổ chức dạy học là một phương thức tổ chức dạy học đúng cho mọi nước, mọi đối tượng học sinh.
Một giờ học đúng nghĩa VNEN

Đúng vì nó tuân thủ một triết lí đơn giản là quá trình dạy học bắt đầu từ "người học", bối cảnh dạy học. Người học khác nhau là khác nhau, bối cảnh dạy học mỗi nơi mỗi khác. Mà việc dạy học là dạy cách học, chứ không phải truyền thụ kiến thức như ta vẫn làm.

 Để triển khai VNEN thành công, cần hiểu hết bản chất của phương thức tổ chức dạy học này, không phải chỉ quan tâm tới các yếu tố hình thức.

GS.Nguyễn Đức Chính

"Dạy cách học cho những học sinh khác nhau, trong các bối cảnh khác nhau thì phải khác nhau. Đó là bản chất của VNEN" - GS Nguyễn Đức Chính khẳng định.

Để làm việc này, nguyên Phó giám đốc ĐHQG Hà Nội cho rằng: công việc của giáo viên là vô cùng nhiều, khó, đòi hỏi người thầy phải có tài và có tâm.

Theo GS Nguyễn Đức Chính, trước mỗi bài học, thầy phải tìm hiểu xem bài học có hứng thú với học sinh mình không? Học sinh cần những kiến thức gì để học tốt bài này, đã có chưa (xác định học sinh đang ở đâu), rồi mới xác định mục tiêu của bài. Tức là học sinh phải và có thể làm được gì sau bài học (nơi học sinh cần đến).

Đây là công việc quan trọng nhất trước khi tổ chức các hoạt động trên lớp, bởi vì mọi hoạt động trên lớp đều nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được các mục tiêu này (tức là đi từ cái học sinh đã có tới nơi học sinh cần đến).

Muc tiêu của bài học được xác định trên cơ sở bài học người học và bối cảnh dạy học, trên cơ sở thang nhận thức của BLOOOM. Điều quan trọng là các mục tiêu nhận thức phải được hành vi hóa.

Ví dụ: bậc "biết" được thể hiện bằng các động từ: liệt kê, mô tả, phát biểu, gọi tên.... Bậc "hiểu": phân biệt, giải thích, giải bài toán, kể lại, sắp xếp lại... Bậc "vận dụng" có thể dùng các động từ: áp dụng, so sánh, phân tích, đánh giá...

Những mục tiêu này phải khả thi với đối tượng học sinh của mình. Căn cứ mục tiêu, giáo viên tìm được các hoạt động phù hợp nhất với học sinh của mình và tổ chức để các em thực hiện.

Việc thực hiện các hoạt động có thể theo nhóm, có thể theo bàn, hoặc cá nhân.

Ví dụ: mục tiêu là liệt kê được 5 dấu hiệu có tính huyền thoại trong bài Thánh Gióng. Giáo viên tổ chức để các em đọc, đếm, gọi tên, rồi để các em phát biểu.

Trong quá trình này, giáo viên sẽ quan sát, gợi ý, cho từng nhóm hoặc cho từng học sinh. Mỗi học sinh sẽ có cách quan sát riêng, nhưng cuối cùng tự liệt kê được tức là tự chiếm lĩnh mục tiêu thay vì thầy giảng để các em biết.

Một giờ học đúng nghĩa VNEN ảnh 1

Với mục tiêu cao hơn, ví dụ: phân biệt được A và B, theo GS Nguyễn Đức Chính, giáo viện sẽ tổ chức cho học sinh quan sát vật A, mô tả A, rồi quan sát B và mô tả B, rồi từ đó phân biệt.

Trong quá trình học sinh quan sát và mô tả, giáo viên có thể gợi ý như mô tả về màu sắc, hình dáng, chất liệu, công dụng..., từ đó học sinh sẽ tự phân biệt...

Cuối giờ, giáo viên đánh giá lại xem những mục tiêu đặt ra cho lớp có được các em hoàn thành không, mục tiêu nào khó, hoạt động nào hứng thú với các em; còn học sinh nào không tự chiếm lĩnh được mục tiêu không, cần bổ sung gì cho giờ học sau....

"Một giờ học theo tinh thần VNEN là như thế. Trên lớp học sinh hoạt động là chủ yếu, hoạt động để qua đó chiếm lĩnh mục tiêu bài học, tức là tự mình làm được nhũng việc như: liệt kê, phân biệt.

Và qua đây cần nhận diện được vai trò của giáo viên là cực kì quan trọng trong suốt quá trình từ khâu chuẩn bị bài (tìm hiểu đối tượng, bối cảnh dạy học, xác định mục tiêu, chuẩn bị các hoạt động, các đồ dùng dạy học, chuẩn bị cac câu hỏi, các tình huống khác nhau...).

Trên lớp phải quan sát, gợi mở giúp đỡ cho từng học sinh, từng nhóm học sinh... Sau giờ học phả rút kinh nghiệm cho giờ sau..." - GS Nguyễn Đức Chính chia sẻ.

GS Nguyễn Đức Chính nói thêm: những kiến thức do học sinh tự kiến tạo thông qua các hoat động trên lớp như mô tả trên mới là những kiến thức giúp học sinh hình thành năng lực.

"Trong chương trình phổ thông mới với mục tiêu là rèn luyên năng lực thì cách dạy học phải được tổ chức như vậy" - GS Nguyễn Đức Chính nhấn mạnh.

Ảnh minh họa ITN.

Chim họa mi vẫn hót

GD&TĐ - Nó chạy thục mạng từ trong ngõ ra. Cái xe máy vừa lao đánh vèo qua trước mặt, xém chút nữa người nó chẳng còn nguyên vẹn.
Huấn luyện viên Carlo Ancelotti.

Real Madrid: 'Chậm chân là… chết'

GD&TĐ - Thua Man City ở bán kết Champions League và sự trỗi dậy của đế chế Barcelona tại La Liga buộc Real Madrid phải đẩy nhanh quá trình tái thiết.
Sinh viên tìm hiểu việc làm tại ngày hội "Sinh viên và doanh nghiệp năm 2023" tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.

Sinh viên tìm việc trong dịp hè

GD&TĐ - Hàng trăm sinh viên tìm hiểu thông tin, cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm việc làm, cơ hội thực tập trong hè.