Một chủ tịch xã ở Kon Tum bị lừa mất hơn 4,6 tỷ đồng

GD&TĐ - Ông N.H.L. được một người quen biết qua mạng xã hội mời tham gia hệ thống phân phối sản phẩm điện tử, sau đó bị lừa mất hơn 4,6 tỷ đồng.

Ngày 5/7, cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum đang điều tra, làm rõ vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Theo trình báo, tháng 5/2024, thông qua mạng xã hội Facebook, ông N.H.L., Chủ tịch UBND một xã tại tỉnh Kon Tum quen một người tên Nguyễn Yến ở Đắk Lắk.

Người này nhận là du học sinh ở Nhật Bản và mời ông tham gia vào hệ thống phân phối sản phẩm điện tử ở Trung tâm thương mại lớn tại Nga.

Ngày 20/5, ông N.H.L. nộp 500 USD vào tài khoản tên Trần Văn Khanh để đăng ký làm thành viên phân phối và nhận sản phẩm qua phần mềm riêng.

Một ngày sau đó, ông N.H.L. được trả hơn 1,5 triệu đồng tiền chiết khấu.

Khi tiếp tục được chi trả hơn 1,5 triệu đồng ông N.H.L. nộp thêm 52 triệu đồng để nâng cấp lên làm thành viên Gold.

Ông N.H.L. được phân phối các sản phẩm có giá trị lớn, kèm nhiều loại phí khác nhau, trong đó có phí xác minh thông tin rửa tiền là 30.000 USD.

Với 10 lần nộp tiền, ông N.H.L. chuyển hơn 4,6 tỷ đồng.

Khi muốn rút tiền, ông N.H.L. bị yêu cầu nộp thêm các loại phí khác nhưng không thể rút được.

Nhận thấy dấu hiệu lừa đảo, ông N.H.L. trình báo vụ việc tới Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.