Moskva coi hành động khiêu khích ở Transnistria là cuộc tấn công vào Liên bang Nga

GD&TĐ - Lời cảnh báo đanh thép của Nga liệu có còn được coi trọng sau những gì diễn ra gần đây?

Moskva coi hành động khiêu khích ở Transnistria là cuộc tấn công vào Liên bang Nga

Moskva tuyên bố rằng bất kỳ hành động khiêu khích nào chống lại lực lượng gìn giữ hòa bình và công dân Nga ở Transnistria sẽ bị coi là một cuộc tấn công nhằm vào Liên bang Nga.

Điều này đã được đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga - bà Maria Zakharova tuyên bố trong cuộc họp tại Diễn đàn kinh tế phương Đông, khi nhấn mạnh hơn 220 nghìn công dân Nga sống trong khu vực và bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại họ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Bà Zakharova nói: “Bất kỳ hành động khiêu khích nào cũng sẽ bị coi là hành động tấn công Liên bang Nga theo luật pháp quốc tế”, đồng thời nhắc lại tầm quan trọng của việc duy trì sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Nga trong khu vực.

Theo bà Zakharova, lực lượng gìn giữ hòa bình Nga được đưa đến Transnistria nhằm ổn định tình hình sau cuộc xung đột vào những năm 1990 và sự hiện diện của họ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định khu vực, bất chấp việc Moldova chưa bao giờ cho phép lính Nga tiến vào vùng đất ly khai này.

220426143153-02-transnistria-explainer.jpg
Moldova không công nhận tư cách "gìn giữ hòa bình" của binh sĩ Nga tại Transnistria.

Bên cạnh đó, bà Zakharova cũng lưu ý rằng giới lãnh đạo Moldova nếu đang theo đuổi chính sách chống Nga sẽ đi vào một “con đường thảm khốc” tương tự như những gì đang diễn ra tại Ukraine, đặc biệt khi cố gắng loại bỏ sự hiện diện quân sự của Nga ở Transnistria.

Trong bối cảnh này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc chính quyền Moldova "phớt lờ lịch sử xung đột" trong khu vực và lý do dẫn đến việc Nga quyết định triển khai binh lính tại vùng đất này.

Đại diện Bộ Ngoại giao Nga tiếp tục "mời" các chính trị gia Moldova “tưởng nhớ” các sự kiện có thể đã kết thúc cách đây vài thập kỷ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lưu giữ ký ức lịch sử.

Tuyên bố của bà Zakharova được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Nga và Moldova - quốc gia cùng với Ukraine và các nước phương Tây không công nhận nền độc lập của Transnistria và kiên quyết chống lại cuộc "trưng cầu dân ý" nhằm "sáp nhập vào Nga".

Vấn đề được quan tâm hiện nay đó là nếu xảy ra một cuộc tấn công phối hợp giữa Moldova và Ukraine vào Transnistria thì Nga có thể phản ứng bằng cách nào, khi họ thậm chí còn đang bị mất kiểm soát gần 1.500 km2 vùng Kursk và mọi "lằn ranh đỏ" đều đã bị vượt qua.

Binh sĩ Nga cùng với Transnistria trong cuộc duyệt binh chung tại thủ phủ Tirasnopol vào năm 2016.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.