Moscow giúp Mỹ tỉnh mộng về vũ khí công nghệ cao

GD&TĐ - Học thuyết thiên về vũ khí công nghệ cao của Mỹ đã tan thành mây khói khi đối đầu với những đối thủ có trình độ công nghệ tương đương với mình.

Moscow giúp Mỹ tỉnh mộng về vũ khí công nghệ cao

Tờ báo Mỹ Bloomberg cho biết, học thuyết quân sự của Mỹ, được áp dụng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và dựa vào vũ khí phức tạp công nghệ cao, đã không chứng minh được ưu thế ở Ukraine.

Sau khi đã đem lại một số thành công trong các cuộc chiến với các đối thủ không cân xứng ở Nam Tư, Iraq, Libya…, hy vọng của Lầu Năm Góc về vũ khí công nghệ cao đã tan thành mây khói khi đối đầu với những đối thủ có trình độ khoa học kỹ thuật tương đương và có đủ vũ khí, trang bị để khắc chế những những ưu thế công nghệ của Mỹ.

Bài viết của hãng tin Mỹ Bloomberg cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến “thất bại công nghệ cao” ở chiến trường Ukraine là do hoạt động hiệu quả của các hệ thống tác chiến điện tử Nga.

Tài liệu lưu ý rằng, những chiến thắng dễ dàng trong cuộc đối đầu với những đối thủ yếu đã khiến Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã quá tin tưởng vào các vũ khí công nghệ cao như: Máy bay chiến đấu tàng hình, các loại đạn dược, tên lửa dẫn đường bằng GPS…, và bỏ bê việc sản xuất các hệ thống vũ khí thông thường.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn xuất hiện trên chiến trường và mang lại hiệu quả cao, các vũ khí dẫn đường bằng GPS của Mỹ đã bị Nga vô hiệu hóa.

Có thể kể ra đây hàng loạt loại vũ khí như: Đạn pháo của Hệ thống Pháo phản lực Cơ động cao M142 HIMARS, xe tăng M1 Abrams, tên lửa phòng không Patriot, đạn pháo dẫn đường Excalibur 155mm, bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB), tên lửa hành trình phóng từ máy bay chiến đấu Storm Shadow/SCALP EG…

Do đó, thực tế trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chỉ ra rằng, hóa ra những loại vũ khí “phổ thông” lại có nhu cầu cao nhất. Do đó, những thiếu sót cơ bản của Mỹ hiện đang ảnh hưởng lớn đến quân đội Ukraine, vốn đang trong tình trạng thiếu đạn pháo nghiêm trọng.

Tuy nhiên, với học thuyết đã vận hành hơn nửa thế kỷ qua, Mỹ không thể giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng.

Theo Bloomberg, nguyên nhân đầu tiên là tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ sản xuất đạn pháo quá chậm; nguyên nhân thứ hai là ngoài vấn đề thiếu năng lực sản xuất cần thiết ra, phương Tây còn thiếu nguyên liệu thô nghiêm trọng.

Bài viết của Bloomberg chỉ rõ, các loại vũ khí truyền thống có nhu cầu cao hơn và hiệu quả hơn, nhưng ngành công nghiệp Mỹ không thể cung cấp chúng cho Lực lượng Vũ trang Ukraine do tình trạng thiếu thuốc nổ TNT và thuốc súng đen ngày càng tăng.

Điều đáng chú ý là ngành công nghiệp quân sự châu Âu hiện cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự.

Châu Âu đã khắc phục tình trạng này bằng cách tiếp tục xây dựng thêm các nhà máy có khả năng sản xuất đạn pháo, nhưng Lục địa già cũng chưa có giải pháp hiệu quả để cải thiện vấn đề thiếu nguyên liệu thô để sản xuất đạn pháo, hiện cũng đang trong tình trạng không kém phần nghiêm trọng so với Hoa Kỳ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.