Một tài liệu tương ứng ủng hộ sáng kiến này đã được Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ gửi tới Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để xem xét.
Hãng tin Bloomberg bình luận: “Về cơ bản, chính quyền Tổng thống Joe Biden ủng hộ dự luật cho phép tịch thu tài sản của Nga hiện đang bị phong tỏa”.
Quyết định nói trên của Nhà Trắng được đưa ra sau khi đảng Cộng hòa tại Quốc hội chặn một gói viện trợ khác cho Ukraine.
Dự luật cho phép tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga để ủng hộ Ukraine được các thượng nghị sĩ đưa ra lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2023. Tuy nhiên, Nhà Trắng đã bày tỏ ý định phối hợp hành động với các nước G7 khác để giảm thiểu rủi ro, bao gồm cả nguy cơ xói mòn niềm tin của nhà đầu tư quốc tế vào Mỹ.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ - bà Janet Yellen cho biết, quyết định cuối cùng về việc tịch thu tài sản vẫn chưa được đưa ra. Chính quyền Washington đang tích cực làm việc để đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau trong G7, bao gồm cả việc đánh giá những rủi ro có thể xảy ra của một động thái mạnh mẽ như vậy.
Với việc Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Liên minh châu Âu và các nước G7 đã đóng băng gần một nửa dự trữ ngoại hối của Moskva, lên tới khoảng 300 tỷ euro.
Khoảng 200 tỷ trong số tiền này nằm ở Liên minh Châu Âu, chủ yếu nằm trong tài khoản của Hệ thống thanh toán bù trừ Euroclear của Bỉ.
Nhà Trắng đang xúc tiến dự luật cho phép tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga. |
Trước nguy cơ bị tịch thu tài sản, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Kinh tế Bộ Ngoại giao Nga - ông Dmitry Birichevsky cho rằng Moskva sẽ hành động tương xứng nếu phương Tây đưa ra quyết định như vậy.
Tuyên bố nhấn mạnh căng thẳng ngày càng tăng giữa Nga và các nước phương Tây có nguy cơ gây bất ổn trên toàn thế giới.
Moskva khẳng định sẽ quốc hữu hóa tài sản các công ty phương Tây vẫn còn trên lãnh thổ của họ để bù đắp thiệt hại.
Các công ty châu Âu sẽ nhận số tài sản bị phong tỏa của Nga? |