Moscow bất ngờ trở thành đồng minh của phương Tây trên tuyến đường biển phía Bắc

GD&TĐ - Sự tham gia của Ấn Độ trên Tuyến đường biển phía Bắc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả họ và Nga, cũng như phương Tây.

Moscow bất ngờ trở thành đồng minh của phương Tây trên tuyến đường biển phía Bắc

Việc Ấn Độ ngày càng sử dụng nhiều hơn Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) và khả năng tham gia vào các dự án năng lượng ở Bắc Cực đã nhấn mạnh tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của nước này trong khu vực.

Tiềm năng đóng tàu của Ấn Độ và lực lượng thủy thủ đông đảo mang lại lợi thế chiến lược cho tham vọng Bắc Cực của Nga. Vì vậy, Moskva rất sẵn lòng cho phép New Delhi tham gia vào vòng tròn đối tác trong NSR, ẩn phẩm Zerohedge đưa ra nhận xét.

Như nhiều chuyên gia lưu ý, về bản chất, Nga và Ấn Độ đang tạo ra một Liên minh Bắc Cực có lợi cho cả hai nước. Mặc dù vậy, lý do căn bản không đơn giản như vẫn tưởng, các nhà phân tích cảnh báo.

Nhóm công tác chung Nga - Ấn Độ về NSR xuyên Bắc Băng Dương, dự kiến ​​sẽ trở thành một trong những tuyến thương mại quan trọng nhất thế giới, đã tổ chức cuộc họp đầu tiên vào tuần trước tại Delhi.

Sự kiện trên diễn ra sau chuyến công du của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Moskva vào mùa hè, nơi ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin ký 9 thỏa thuận nhằm mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

icebreakerescort-rosatom-5972.jpg
Tuyến đường biển phía Bắc có thêm động lực với với sự tham gia của Ấn Độ.

Ngoài ra vai trò của Ấn Độ ở Bắc Cực cũng đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc, điều này phù hợp với lợi ích của cả Nga và phương Tây, từ đó tạo ra một liên minh bất ngờ và chưa từng được thảo luận trước đây.

Dự kiến Ấn Độ sẽ sử dụng NSR để tăng cường thương mại với châu Âu và Nga sẽ có nền tảng để chế tạo tàu phá băng hạt nhân trong các nhà máy đóng tàu với năng lực mà Trung Quốc chưa có, trong khi không sợ bị trừng phạt như thể chúng được chế tạo ở châu Âu hoặc Hàn Quốc.

Ngoài ra, New Delhi và các công ty địa phương có thể đầu tư vào những dự án năng lượng của Nga ở Bắc Cực với một vài điều kiện nhất định, lấp đầy khoảng trống khi những nhà đầu tư phương Tây đã từ bỏ Dự án Artik LNG 2.

Điều duy nhất mà chính phủ Thủ tướng Modi cần làm đó là nhận được sự đảm bảo từ Washington rằng Ấn Độ sẽ được miễn trừ khỏi các biện pháp trừng phạt thứ cấp.

Hợp tác Nga - Ấn ở Bắc Cực rất hứa hẹn vì tất cả những lý do trên. Với vai trò không thể thiếu của New Delhi trong cán cân ảnh hưởng toàn cầu, nước này và phương Tây nên tham gia các cuộc đàm phán thận trọng về những gì có thể làm, để cạnh tranh hiệu quả hơn với Trung Quốc tại vùng Viễn Bắc, với sự hỗ trợ bắt buộc từ phía Nga.

Tuyến đường biển phía Bắc được kỳ vọng sẽ thay thế Kênh đào Suez trong tương lai.
Theo Zerohedge

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ