Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá hai trẻ cùng một loại khuyết tật

GD&TĐ - Hỏi: Xin hỏi, có được xếp 3 học sinh khuyết tật, hòa nhập vào trong cùng một lớp mẫu giáo hay không? 

Ảnh có tính chất minh họa/internet
Ảnh có tính chất minh họa/internet

Vậy mà lớp tôi đang phụ trách, hiệu trưởng xếp 3 học sinh này vào lớp, khi tôi phản ánh thì hiệu trưởng có nói là: Không làm được thì nghỉ. Như vậy có đúng hay không? - Nguyễn Thị Dinh (nguyendinh***@gmail.com).

* Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 13 Điều lệ Trường Mầm non quy định: Trẻ em đ¬ược tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo như sau:

* Đối với nhóm trẻ: Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:

- Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;

- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;

- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.

* Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:

- Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi: 25 trẻ;

- Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ;

- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ.

Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 1 của Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;

Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có một trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của lớp được giảm năm trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá hai trẻ cùng một loại tật.

Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành. Nếu nhóm, lớp có từ 2 giáo viên trở lên thì phải có 1 giáo viên phụ trách chính.

Căn cứ vào quy định nêu trên thì mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá hai trẻ cùng một loại tật. Vì vậy, nhà trường xếp 3 học sinh cùng loại khuyết tật vào cùng một lớp mà bạn phụ trách là không đúng với quy định hiện hành.

Trường hợp nếu 3 học sinh đó khác loại tật với nhau thì việc xếp 3 học sinh đó vào trong một lớp không có gì là sai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.