Được biết, ý tưởng thành lập Trung tâm đào tạo và nghiên cứu Phát Luật Nhật Bản tại các nước khi vực xuất phát từ dự đoán Châu Á sẽ trở thành trung tâm nền kinh tế thế giới.
Trong khi đó, Nhật Bản vẫn phải tiếp tục đương đầu với tình trạng già hóa dân số, việc hợp tác với các nước khu vực Châu Á là cần thiết do vậy nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực sẽ trở thành cầu nối Nhật Bản với các nước khu vực Châu Á.
Ban đầu, chương trình giảng dạy Luật Nhật Bản bằng tiếng Anh đã được hình thành theo đề xuất của Bộ GD-ĐT.
Tuy nhiên, quá trình dạy đã gặp phải không ít khó khăn vì không có bản dịch chính thức Luật Nhật Bản cùng các bản dịch tiếng Anh của Án lệ vì thế ý tưởng về chương trình đọa tạo Luật Nhật Bản bằng tiếng Nhật đã ra đời.
Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, trung tâm đã đặt ra hai mục tiêu cơ bản:
Thứ nhất, tạo cơ hội cho sinh viên theo học chương trình cử nhân của trường đại học Luật Hà Nội được học tiếng Nhật trong giai đoạn 4 năm và được học pháp luật Nhật Bản.
Sau hai năm đầu tiên tăng cường tiếng Nhật và các thuật ngữ pháp lý Nhật Bản, nhóm sinh viên này sẽ nghiên cứu luật pháp Nhật Bản bằng tiếng Nhật do các giảng viên của trường Đại học Luật, Đại học Tổng hợp Nagoya giảng dạy.
Thứ hai, tổ chức các hoạt động phối hợp, nghiên cứu pháp luật giữa các trường Đại học Luật Hà Nội và các trường Đại học Luật của Nhật Bản. Điều này sẽ nâng cao khả năng so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Nhật Bản của các nhà nghiên cứu và thực hành pháp luật của Việt Nam.
Mỗi năm có 2000 sinh viên đăng ký vào Trung tâm đào tại và nghiên cứu Luật Nhật Bản. Ảnh minh họa. |
Trung tâm sẽ hoạt động với vai trò là nơi cung cấp thông tin cho các học giả và các doanh nhân Nhật Bản muốn tiếp cận dữ liệu pháp luật Việt Nam.
Hằng năm, trung tâm chỉ chọn 25 sinh viên cho lớp tiếng Nhật trong khi đó có khoảng 2000 sinh viên đăng ký. 25 sinh viên được chọn là những sinh viên ưu tú nhất. Tuy nhiên, mỗi năm chỉ có 10/25 sinh viên có khả năng tốt nghiệp.
Trải qua 10 năm hoạt động, trung tâm đã có 8 khóa với 71 sinh viên đã tốt nghiệp, trong đó có 19 sinh viên ra trường được nhận học bổng để tiếp tục theo học chương trình thạc sĩ tại Nhật Bản.
Bên cạnh quá trình giảng dạy, thông qua Trung tâm, hai trường còn tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học như:
Năm 2013, hai trường đã tổ chức thành công hội thảo quốc tế với chủ đề những kinh nghiệm từ Nhật Bản”.
Năm 2015, tổ chức hội thảo với chủ đề “Xây dựng khung pháp luật về ban hành quyết định hành chính ở Việt Nam nhằm đảm bảo tính minh bạch và chế độ trách nhiệm. Một số kinh nghiệm của Nhật Bản”.