Mở ra nhiều cơ hội lựa chọn tốt hơn cho người học

Đại biểu Hoàng Văn Cường trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội
Đại biểu Hoàng Văn Cường trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội

Theo đại biểu, các trường đại học trước đây phụ thuộc vào các bộ chủ quản, quản lý trực tiếp, can thiệp trực tiếp vào các công vệc thì giờ chuyển sang một phương thức quản lý mới.

Bộ chủ quản đóng vai trò kiểm tra, giám sát, còn việc tự quyết các vấn đề nhân sự, tài chính…phải do các trường tự làm. Như vậy, tăng được tính tự chủ của các trường.

“Việc mở rộng tự chủ của trường phải đi kèm với cơ chế tự giám sát của bản thân các trường. Đó chính là phát huy vai trò của Hội đồng trường. Hội đồng trường phải có vai trò thay mặt cơ quan chủ quản trong việc giám sát, quyết định các hoạt động chính của các trường đại học” - Đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Cũng theo Đại biểu Hoàng Văn Cường, Hội đồng trường được quyết định trong việc chọn ai giữ vai trò hiệu trưởng nhà trường, Hội đồng trường sẽ quyết định việc đó thay cho Bộ chủ quản trước đây.

“Tôi cho rằng, việc này rất tốt. Như vậy, nhân sự của trường phải được trường tự quyết định chứ không phụ thuộc vào quản lý cấp trên. Hội đồng trường là người giám sát hoạt động của Hiệu trưởng và Ban giám hiệu, do đó Hội đồng trường phải có quyền quyết định nếu nhân sự chủ chốt làm tốt thì tiếp tục duy trì. Nếu làm không tốt, Hội đồng trường có quyền phế truất” - Đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Dự thảo cũng đề cập rất nhiều đến tự chủ của các trường công lập, Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, các trường công lập sẽ được tự chủ cả 3 điểm: tự chủ về tổ chức đào tạo, tự chủ tổ chức bộ máy nhân sự, tự chủ về ngân sách.

Cái được lớn nhất là các trường được cởi bỏ những ràng buộc mà trước đây cứ phải đến xin cơ quan quản lý được làm hay không được làm. Giờ đây, các trường được tự quyết hoạt động của mình miễn là nằm trong khuôn khổ quy định pháp luật.

“Như vậy, các trường sẽ chọn được những gì phù hợp nhất. Tổ chức con người ra sao? Sử dụng kinh phí hoạt động như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, đưa ra các lựa chọn cho xã hội để xã hội sẵn sàng đóng góp, trả chi phí đào tạo cho những sản phẩm mà nhà trường đào tạo ra.

Việc mở rộng tự chủ không chỉ mang lại lợi ích cho các trường công lập mà nó mở ra nhiều cơ hội lựa chọn tốt hơn cho người học” - Đại biểu Hoàng Văn Cường nhận định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

EU trên đường 'cai' khí đốt Nga

GD&TĐ - Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra hơn 3 năm trước, khối EU đã thực hiện lộ trình 'cai dần' nguồn khí đốt Nga.