Mô hình lớp học đảo ngược cho bài dạy STEM ở Tiểu học

GD&TĐ - Với giờ học theo định hướng STEM, học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Phù Đổng (Đà Nẵng) đã tự làm bình giữ nhiệt từ vật liệu tái chế. 

Cô Nguyễn Thị Hoài Thương theo dõi các nhóm xây dựng phương án thiết kế bình giữ nhiệt handmade.
Cô Nguyễn Thị Hoài Thương theo dõi các nhóm xây dựng phương án thiết kế bình giữ nhiệt handmade.

Học từ trải nghiệm

Học sinh lớp 4/3, Trường Tiểu học Phù Đổng (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) vừa có một dự án học tập đầy thú vị cho bài Bình giữ nhiệt. Với 4 loại thìa đã được chuẩn bị trước gồm thìa nhựa, inox, gỗ và thủy tinh, cô giáo Hoài Thương đã gợi ý cho các nhóm thảo luận, đề xuất cách làm thí nghiệm kiểm tra mức độ dẫn nhiệt.

Có nhóm đưa ra phương án thả tất cả các loại thìa vào cốc nước đá. Nhưng nhóm khác lại gợi ý đặt các viên nước đá vào đầu của mỗi thìa. Từ kết quả thí nghiệm, các nhóm học sinh nhận thấy rằng thìa inox được làm lạnh nhanh, thìa nhựa và thìa gỗ thì lâu lạnh hơn.

Học sinh lớp 4/3, Trường Tiểu học Phù Đổng thiết kế bình giữ nhiệt dựa trên những vật liệu dễ kiếm. Đây là sản phẩm cho bài học Bình giữ nhiệt.

Học sinh lớp 4/3, Trường Tiểu học Phù Đổng thiết kế bình giữ nhiệt dựa trên những vật liệu dễ kiếm. Đây là sản phẩm cho bài học Bình giữ nhiệt.

Em Nguyễn Trần Thùy Linh cho biết: “Cô giáo cho chúng em quan sát kỹ cấu tạo của một bình ủ ấm trà. Các nhóm thảo luận xem để giữ cho nước trong ấm nóng lâu thì giỏ đựng ấm và phần lót bên trong giỏ cần làm bằng vật liệu dẫn nhiệt tốt hay kém. Chúng em biết được giỏ ủ ấm trà thường được làm từ các chất liệu như tre, nứa, lục bình, sứ; bên trong có lớp lót bằng vải và xốp là các vật cách nhiệt giúp giữ nhiệt cho bình trà”.

Theo Thùy Linh, vì đã nắm kỹ nguyên lý và cấu tạo của bình giữ nhiệt nên các bạn trong nhóm em đã dễ dàng tự tay làm từ những nguyên liệu có sẵn, dễ tìm như chai thủy tinh, giấy nhôm, xốp hơi bọc…

Cô Nguyễn Thị Hoài Thương cho biết, ngoài các tiêu chí tạo hình, thẩm mỹ, để kiểm tra mức độ giữ nhiệt của các bình do học sinh tự làm, giáo viên hướng dẫn các nhóm cho nước đá đổ vào trong bình giữ nhiệt. Các nhóm sẽ sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ lúc mới đổ nước vào bình và khoảng 2 phút sau đó để đánh giá, so sánh độ giữ lạnh.

Theo cô Hoài Thương, một tiết dạy STEM được xây dựng gói gọn từ 2-3 tiết liên quan đến bài học, chủ đề được tích hợp bởi nhiều môn học khác nhau. Giáo viên vì vậy cần phải sắp xếp thời gian hợp lí để xây dựng chủ đề STEM.

Như bài Bình giữ nhiệt, nếu tổ chức hoạt động dạy học thông thường, thì 2 tiết học sẽ không liền nhau, rất khó để có sự liền mạch và học sinh hoàn thành các sản phẩm STEM. Giáo viên phải chủ động sắp xếp thời khóa biểu, hoán đổi tiết học để tổ chức hoạt động dạy học theo hướng STEM.

Mô hình lớp học đảo ngược

Theo cô Hoài Thương, với dạy – học STEM, cần phải có đồ dùng dạy học, giáo viên mất nhiều thời gian để chuẩn bị và tốn kém, đầu tư hơn so với tiết dạy thông thường. Ngoài đồ dùng của giáo viên để tổ chức các hoạt động trong giờ học STEM, học sinh cũng phải chuẩn bị các dụng cụ phù hợp theo nội dung bài học. Vì vậy cần phải áp dụng mô hình lớp học đảo ngược để giáo viên giao nhiệm vụ, phân công cho từng nhóm học sinh.

Sản phẩm bình giữ nhiệt handmade của học sinh lớp 4 sau bài học Bình giữ nhiệt được tổ chức theo định hướng STEM.

Sản phẩm bình giữ nhiệt handmade của học sinh lớp 4 sau bài học Bình giữ nhiệt được tổ chức theo định hướng STEM.

Cô Hoài Thương chia sẻ kinh nghiệm: Khi giảng dạy với STEM, giáo viên cần tạo ra một môi trường học tập, trong đó, học sinh khám phá và đặt câu hỏi, suy nghĩ, kiểm tra, ghi lại dữ liệu, phân tích dữ liệu và sau đó đánh giá. Trong một lớp học, quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần. Giáo viên không áp đặt ý tưởng lên học sinh mà là một người bạn, người hỗ trợ và khuyến khích học sinh tự mình thực hiện các hoạt động”.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của các trường tiểu học là cơ sở vật chất để triển khai dạy học STEM còn hạn chế. Một số trường học tại Đà Nẵng như Trường Tiểu học Hoa Lư (quận Thanh Khê), Trường Tiểu học - THCS Đức Trí (quận Hải Châu) đã dành riêng một phòng để tổ chức dạy học STEM. Với xưởng sáng chế STEM, học sinh tiểu học của Trường Đức Trí được tự do sáng tạo, lên ý tưởng thiết kế, lập trình và phát minh ra những sản phẩm từ đơn giản như những chiếc xe tự vận hành hay phức tạp hơn là chế tạo robot và lập trình cho mạch điều khiển và các cảm biến,…

Cô Trương Thị Nhã Trúc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phù Đổng cho biết, với dạy – học STEM ở tiểu học, giáo viên có thể khai thác các thiết bị - đồ dùng dạy học hiện có để tích hợp Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán vào mỗi bài học, tổ chức cho học sinh các dự án học tập phù hợp. Trong đó, các sản phẩm của dự án học tập thường sử dụng những vật dụng đơn giản, dễ tìm và chủ yếu là đồ tái chế. Quá trình chuẩn bị vật liệu, đồ dùng học tập của học sinh, giáo viên phải có sự phân công, chia nhóm để giờ học có kết quả tốt.

TS Đặng Đức Long, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh, ĐH Đà Nẵng cho biết: “Nền giáo dục đang chuyển từ truyền đạt kiến thức sang đào tạo kỹ năng, phát triển năng lực. Do đó các thầy cô cần phải hiểu và có cơ bản các kỹ năng mới. Muốn có kỹ năng thì phải trải nghiệm. Dạy STEM không phải là dạy kiến thức cũ theo một cách mới mà có thể hiểu rõ trong vài buổi "tập huấn". Chỉ qua đó thì các thầy cô mới thấy cái bóng của giáo dục STEM/STEAM. Hãy trải nghiệm và hãy trở lại thành những người học!”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chuyện tư pháp lạ ở Mỹ

GD&TĐ - Đúng 10 ngày trước khi chính thức nhậm chức, ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án hình sự.

Ông Trần Huy Tuấn, Bí thư tỉnh Yên Bái thăm và chúc mừng ngành GD-ĐT nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Giáo dục Yên Bái vượt khó

GD&TĐ - Còn nhiều trở ngại do điều kiện kinh tế, thiên tai nhưng ngành GD-ĐT Yên Bái vượt khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.