Mở cửa trường học: Thích ứng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh

GD&TĐ - Dạy học trong bối cảnh bình thường mới, ngành Giáo dục địa phương, nhà trường xây dựng nhiều giải pháp để không học sinh nào bị “đứt gãy” việc học do dịch bệnh.

Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập tổ chức giờ ăn cho học sinh bảo đảm yêu cầu giãn cách.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập tổ chức giờ ăn cho học sinh bảo đảm yêu cầu giãn cách.

Chủ trương tận dụng thời gian vàng để dạy học trực tiếp đã giúp các trường học hoàn thành chương trình cốt lõi, chủ động trước mọi diễn biến của dịch bệnh.

Uyển chuyển, mềm dẻo

Ngày 26/11, Trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) Nam Trà My (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) tổ chức hoạt động dạy – học trở lại sau gần một tháng tập trung phòng – chống dịch, đưa học sinh (HS) là F0 đi điều trị. Chỉ đợt test nhanh đầu tiên sau khi Nam Trà My có ca nhiễm Covid–19 đầu tiên, đã có gần 160 HS của trường có kết quả dương tính. Từ ngày 26/10 cho đến giữa tháng 11, có 5/6 số HS của trường là F0, chuyển về điều trị tại 2 bệnh viện ở thành phố Tam Kỳ.

“Chúng tôi có thuận lợi là HS gần như 100% ở nội trú. Vì vậy, GV có thể giám sát được những nội dung HS tự học, làm bài tập. GV có thể hướng dẫn thêm cho HS ngay tại trường, trong giờ tự học của các em” – thầy Luận trao đổi đồng thời thông tin: Trường hợp không có dịch bệnh, những đơn vị kiến thức đã giao bài tập về nhà cho HS sẽ được ôn tập, hệ thống lại chứ không phải bỏ đi, cũng không phải giao khống cho HS.

Thầy Bùi Ngọc Luận – Hiệu trưởng Trường PTDTNT Nam Trà My cho biết: “Với 8 HS đang thực hiện tự cách ly tại trường sau điều trị F0, giáo viên (GV) sẽ phụ đạo để bù lại kiến thức của khoảng gần 1 tuần các em không theo học trực tiếp được. Nhà trường dự kiến mất khoảng 4 tuần để vừa dạy bù vừa dạy kiến thức mới cho khoảng thời gian tạm đóng cửa trường để tập trung phòng, chống dịch. Nếu theo đúng kế hoạch, nhà trường sẽ thực hiện đúng tiến độ năm học sau 4 tuần nữa”.

Trường PTDTNT Nam Trà My chủ trương tận dụng “thời gian vàng” để dạy học trực tiếp, giúp HS hoàn thành chương trình cốt lõi và hình thành phẩm chất, kỹ năng quan trọng. Ban giám hiệu đã hướng dẫn các tổ chuyên môn sắp xếp lại đơn vị kiến thức có thể dạy học trực tuyến, giao nhiệm vụ cho HS hoàn thiện ở nhà. Những đơn vị kiến thức nào mà khi học trực tuyến khó có thể đạt hiệu quả cao trong hình thành kiến thức, kỹ năng cho HS sẽ tranh thủ thời gian vàng để dạy học trực tiếp.

Trường THPT Lạc Long Quân (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) từ đầu năm học đến nay đã có 2 lần tạm nghỉ học do có liên quan đến Covid–19. Hơn 60% HS của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ có khoảng 30% HS có đủ điều kiện dạy học online.

Vì vậy, nhà trường không thể tổ chức dạy, học trực tuyến. Tận dụng tối đa thời gian vàng để dạy học trực tiếp, nhà trường tổ chức thêm các buổi dạy bù kiến thức cho HS. Ở những vùng thuận lợi, như Trường THCS Thái Nguyên (thành phố Nha Trang) tổ chức dạy – học song song cả trực tuyến và trực tiếp với tỉ lệ 50-50. Vì vậy, nhà trường không phải tách lớp để đảm bảo sĩ số luôn dưới 30 HS theo yêu cầu phòng, chống dịch.

Trường THPT Phan Châu Trinh (thành phố Đà Nẵng) ưu tiên ôn tập những kiến thức đã học trong thời gian dạy học trực tuyến có sự tiếp nối với các kiến thức mới chứ không tổ chức ôn tập toàn bộ. “Chúng tôi ưu tiên dành thời gian học trực tiếp tại trường để dạy các kiến thức mới. Việc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức được thực hiện trong thời gian ôn tập trước khi kiểm tra cuối học kỳ I” - thầy Nguyễn Quang Hưng thông tin.

Trường THPT Hoàng Hoa Thám (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) có một số lượng lớn HS chưa thể đến trường học trực tiếp do đang cư trú tại các địa phương có mức độ dịch ở mức 3,4. Thầy Phạm Tấn Ngọc Thụy – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Để HS không bị mất bài, các lớp học có HS ở “vùng cam” được bố trí thêm một máy quay để GV vừa đồng thời dạy trực tiếp và trực tuyến. HS sẽ dùng tài khoản MSTeam để tham gia học trực tuyến cùng thời điểm với các bạn trên lớp. Riêng bài kiểm tra giữa kỳ, nhà trường nhóm các em lại để tổ chức kiểm tra theo hình thức trực tuyến”.

Trong khi đó, Trường THPT Sơn Trà lên kế hoạch nhóm những HS “vùng cam” theo từng khối và thành lập một lớp học trực tuyến, do các GV trẻ đảm nhận vào những khung giờ phù hợp.

Các trường học ở Đà Nẵng ưu tiên thời gian học trực tiếp để dạy kiến thức mới, cốt lõi.
Các trường học ở Đà Nẵng ưu tiên thời gian học trực tiếp để dạy kiến thức mới, cốt lõi. 

Siết chặt công tác phòng dịch

Thầy Bùi Ngọc Luận cho hay: Để bảo đảm an toàn cho GV, nhân viên và HS, trong thời gian này, mọi yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch được nhà trường siết chặt.

“Tạm thời, chúng tôi tổ chức cho HS ăn ngay tại phòng, không dùng sử dụng bát đĩa chung. Nhà trường chấp nhận thêm chi phí mua hộp đựng thức ăn để phòng, chống dịch. Trước giờ ăn, mỗi phòng của khu nội trú sẽ có 3 HS xuống bếp nhận suất ăn về cho cả phòng. Từ các nguồn hỗ trợ, nhà trường tăng cường thêm vitamin C liều cao, mua thêm dung dịch nước muối xịt mũi để tăng sức đề kháng và điều trị dự phòng cho HS. Công tác vệ sinh khu nội trú, phòng học, khu nhà bếp... được tăng cường để bảo đảm thông thoáng, sạch sẽ”, thầy Luận nói.

Trường Phổ thông bán trú Tiểu học Trà Tập (xã Trà Tập, Nam Trà My, Quảng Nam) tổ chức dạy – học trở lại từ ngày 22/11. Phụ huynh vẫn còn tâm lý lo sợ vì không ai ngờ được vùng núi cao Nam Trà My lại trở thành tâm dịch với con số vài trăm ca mắc mỗi ngày ở thời điểm cuối tháng 10 vừa qua. GV nhà trường vì vậy phải phối hợp với chính quyền vận động HS trở lại trường.

Theo thầy Lê Huy Phương – Hiệu trưởng nhà trường, nhà trường tăng cường thêm GV hỗ trợ cùng với quản sinh để thường xuyên nhắc nhở HS nội trú thực hiện tốt nguyên tắc 5K, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, không dùng chung các vật dụng cá nhân như cốc uống nước, cốc đánh răng.... Đến giờ ăn, HS không ăn tập trung theo bàn mà phải ngồi rải ra để bảo đảm giãn cách.

Ông Trần Nguyên Lập – Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Nha Trang cho biết: Các trường học trên toàn thành phố đang nỗ lực để tổ chức dạy học dưới nhiều hình thức. Thích ứng với những diễn biến phức tạp của dịch Covid -19, các trường luôn sẵn sàng các phương án trong việc “vừa dạy học vừa phòng chống dịch”, linh hoạt chuyển đổi giữa hình thức dạy trực tiếp và trực tuyến. Ngành GD - ĐT cũng kết nối liên tục với cơ sở y tế để nắm bắt thông tin diễn biến dịch Covid–19, có kế hoạch kịp thời để duy trì việc dạy và học. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.