Minh bạch chất lượng qua đánh giá chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

GD&TĐ - Cử tri thành phố Đà Nẵng đề nghị:

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; trong đó có việc nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn hóa đầu vào - đầu ra; tiêu chuẩn của đội ngũ giáo viên, giảng viên.

Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Bộ GD&ĐT đang xây dựng chuẩn chương trình đào tạo và các thông tư ban hành quy chế đào tạo các trình độ của giáo dục ĐH theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH. Căn cứ vào quy định này, các cơ sở giáo dục ĐH khi thực hiện đào tạo phải tuân thủ các yêu cầu tối thiểu về đầu vào và đầu ra với mỗi chương trình đào tạo.

Trong đó, các cơ sở giáo dục ĐH xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, thực hiện minh bạch chất lượng đào tạo thông qua đánh giá chuẩn đầu ra của chương trình dựa trên các yêu cầu của chuẩn chương trình đào tạo. Đồng thời, các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cũng sẽ thực hiện đánh giá ngoài các chương trình đào tạo dựa trên cơ sở các chuẩn với chương trình đào tạo do Nhà nước quy định.

Về tiêu chuẩn của đội ngũ giáo viên, giảng viên, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Giáo dục 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH. Trong các luật này đã quy định tiêu chuẩn của đội ngũ giáo viên, giảng viên. Mặt khác, triển khai Luật Viên chức, Bộ GD&ĐT ban hành tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên các cấp và đội ngũ giảng viên.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu các giải pháp, tìm ra cách thực hiện tốt nhất nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; sinh viên ra trường có công việc ổn định, tránh lãng phí nguồn lực xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.