Thực hiện quyết liệt giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

Thực hiện quyết liệt giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT, Bộ GD&ĐT đã tiến hành toàn diện và đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, cụ thể như sau:

Năm 2011, rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng và đã dừng tuyển sinh 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ và cảnh báo 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo khác do thiếu giảng viên cơ hữu.

Năm 2012, thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo do không khắc phụ được tình trạng thiếu giảng viên.

Năm 2016, ban hành Công văn số 2299/BGDĐT-GDĐH yêu cầu các cơ sở đào tạo tiến sĩ rà soát các điều điện đảm bảo chất lượng về số lượng và chất lượng giảng viên; cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện và học liệu; danh mục các hướng dẫn nghiên cứu, đề tài nghiên cứu; quy mô đào tạo, đồng thời nhấn mạnh, khuyến cáo các cơ sở tự dừng tuyển sinh từ tháng 6/2016 đối với các ngành không còn đủ điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định hiện hành.

Năm 2017, ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ (Thông tư 08/2017 TT-BGDĐT ngày 4/4/2017) với nội dung thay đổi căn bản về tiêu chuẩn của giảng viên, người hướng dẫn, nghiên cứu sinh theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo và hàm lượng khoa học (phải có công bố quốc tế).

Thực hiện điều chỉnh nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ thạc sĩ, tiến sĩ theo hướng xác định các điều kiện đảm bảo chất lượng theo ngành/chuyên ngành để bảo đảm việc nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT tiếp tục thực hiện và chỉ đạo các cơ sở đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đẩy mạnh hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường; hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, tập trung vào kiểm định các chương trình đào tạo tiến sĩ có khả năng đạt được tiêu chuẩn kiểm định của các tổ chức kiểm định có uy tín của quốc tế. Tính đến 31/7/2019, đã có 126 cơ sở giáo dục đại học và 116 chương trình đào tạo được kiểm định, trong đó có 6 cơ sở và 106 chương trình đạt chuẩn kiểm định của các tổ chức quốc tế.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và xuất bản quốc tế, có cơ chế, chính sách hỗ trợ nghiên cứu sinh và người hướng dẫn đăng báo quốc tế, gắn các đề tại nghiên cứu của nghiên cứu sinh với các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Tăng cường sự hợp tác giữa cơ sở đào tạo tiến sĩ - viện nghiên cứu và doanh nghiệp để triển khai đặt hàng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, tăng cường liên kết đào tạo, nghiên cứu với các cơ sở đào tạo nghiên cứu có uy tín trong khu vực và thế giới. Minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng, các sản phẩm khoa học công nghệ của trường làm căn cứ cho các cơ quan chức năng và xã hội giám sát thanh tra và kiểm tra. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.