Trả lời: Theo Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định, đối tượng được miễn học phí là: Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Căn cứ vào quy định nêu trên, trường hợp của con bạn thuộc đối tượng được miễn học phí. Cơ chế miễn, giảm học phí được áp dụng theo Khoản 2, Điều 11 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Cụ thể: Ngân sách Nhà nước có trách nhiệm cấp bù trực tiếp học phí cho các cơ sở giáo dục công lập để thực hiện việc miễn, giảm học phí đối với người học thuộc các đối tượng miễn, giảm quy định tại Nghị định này.
Ngoài ra, theo Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của liên bộ gồm: Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ LĐ,TB&XH hướng dẫn: Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và quyết định miễn, giảm học phí đối với HSSV và học viên; đồng thời lập danh sách HSSV, học viên được miễn, giảm học phí theo mẫu quy định tại phụ lục VIII, XII báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Cơ quan quản lý cấp trên thẩm định, lập dự toán kinh phí theo mẫu quy định tại phụ lục IX, XII gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện trong dự toán ngân sách hàng năm. Thời gian HSSV bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học, học lưu ban, học lại, học bổ sung thì sẽ không được cấp bù tiền miễn, giảm học phí.
Căn cứ vào quy định nêu trên, trường hợp của con trai bạn sẽ được nhà trường xét duyệt hồ sơ và quyết định miễn giảm học phí.
Mọi ý kiến thắc mắc về chế độ chính sách đối với nhà giáo, bạn đọc gửi về chuyên mục: Hộp thư bạn đọc - Báo Giáo dục & Thời đại: 29B, Ngô Quyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Email: bandocgdtd@gmail.com.