Mẹo rèn trẻ ăn hết khẩu phần

Theo các chuyên gia, một bữa ngon cho trẻ phải gồm đầy đủ các yếu tố đủ chất, đủ lượng và giúp bé ăn hết khẩu phần.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thực đơn đủ chất phải có ít nhất 5 món

Bữa ăn của trẻ phải có đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng trọng yếu là Bột đường, chất béo, chất đạm và chất xơ - Vitamin.

Theo đó, chất bột, đường giúp cung cấp năng lượng, tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào. Nó chiếm khoảng 50% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ và có nhiều trong các loại thực phẩm như: gạo, bột mỳ, khoai…

Chất béo vừa là nguồn cung cấp năng lượng, là thành phần của màng tế bào và mô não, vừa đóng vai trò là dung môi giúp các vitamin A, D, E, K hòa tan, hấp thu vào cơ thể. Nhu cầu chất béo hàng ngày của trẻ chiếm khoảng 30 - 40% tổng khẩu phần ăn. Chất béo có nhiều trong dầu thực vật, bơ, lạc, mỡ lợn, dầu cá…

Chất đạm là vật liệu phát triển các mô, đổi mới tế bào… Nhu cầu chất đạm của trẻ được tính theo công thức: trọng lượng cơ thể x 3. Cha mẹ có thể tham khảo lượng đạm có trong 100g thực phẩm như sau: Thịt lợn, thịt bò hoặc thịt gà nạc có 20-21g; cá, tôm hoặc cua (đã trừ phần thải bỏ) có 16-18g; trứng gà (vịt) có 13-14g; đậu phụ có 9g.

Chất xơ - Vitamin và các vi chất cần thiết như Kẽm, Sắt… giúp đều hòa nhu động ruột, tăng tải cholesterol, giúp não bộ phát triển, tăng cường hệ miễn dịch.

Để cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết này, cha mẹ cần thay đổi thực đơn thường xuyên và luôn đảm bảo một bữa ăn của trẻ có đủ 5 món: cơm, canh, món mặn, rau và tráng miệng.

Phân chia dinh dưỡng trong ngày theo tỉ lệ 3-4-3

Theo các bác sỹ dinh dưỡng, mỗi ngày, lượng calories trung bình mà trẻ cần được tính theo công thức: 1000kcal + (100 x số tuổi). Chẳng hạn, một trẻ 2 tuổi sẽ cần 1200 kcal/ ngày, đến 10 tuổi thì lượng calories tăng lên 2000 kcal/ ngày.

Cha mẹ có thể cân đối bữa ăn của trẻ đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng theo lượng Kcal mà chúng cung cấp, cụ thể: 1g chất bột đường cho 4Kcal, 1g chất béo cho 9Kcal và 1g chất đạm cho 4Kcal.

Ngoài ra, cha mẹ cần đảm bảo việc phân chia dinh dưỡng trong từng bữa ăn hợp lý theo tỷ lệ năng lượng là bữa sáng chiếm 30% , bữa trưa 40% và 30% còn lại là bữa tối.

Bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút

Để trẻ có thể ăn hết khẩu phần ăn của mình, ngoài các yếu tố như đa dạng các loại thực phẩm, cách chế biến phù hợp với khẩu vị và lứa tuổi, cha mẹ cần xem xét việc để trẻ chủ động lựa chọn các món ăn ưa thích theo sự hướng dẫn của mình và tập cho trẻ ăn đúng giờ, tránh để trẻ ăn vặt quá sát với các bữa chính, không ép trẻ ăn dưới mọi hình thức, không để bữa ăn kéo dài quá 30 phút….

Trong trường hợp trẻ bị biếng ăn, cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ các vi chất cần thiết như Kẽm và Selen nguồn gốc thực vật, L-Lysin, Taurin, vitamin nhóm B thông qua các sản phẩm Siro để giúp trẻ thèm ăn tự nhiên, ăn ngon miệng và nhanh hơn.

Theo VietnamNet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ