Mẹo mua đúng dầu ăn sạch và an toàn, ai cũng nên biết

Dầu ăn là gia vị không thể thiếu trong việc chế biến món ăn hàng ngày. Để dùng đúng dầu ăn sạch và an toàn, người tiêu dùng hãy lưu ý một số điều sau đây.

Mẹo mua đúng dầu ăn sạch và an toàn, ai cũng nên biết

Dầu ăn chế biến thực phẩm thường được sản xuất từ tinh dầu của các loại thực vật như lạc, mè, đỗ, ô liu hay các loại mỡ động vật như lợn, gà, bò... Các loại dầu này được đăng ký và kiểm soát bởi các cơ quan quản lý thực phẩm y tế.

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu ăn kém chất lượng, dầu ăn giả những thương hiệu uy tín. Những loại dầu này thường được làm từ các chất hóa học.

Ngoài ra, lượng dầu ăn bẩn làm từ rác thải và cặn dầu đã qua chế biến cũng xuất tràn lan khiến nhiều người khó có thể phân biệt được đâu là dầu ăn thật, đâu là giả.

Do đó, để tránh mua phải dầu giả, kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, bạn cần phải biết cách phân biệt dựa trên mùi vị, màu sắc...

Nhiều người không lắc dầu ăn trước khi mua là rất sai lầm

Dầu bẩn có thể gây ra ngộ độc trường diễn tới cơ thể con người sau đó gây ra các biến chứng, bệnh tật như bệnh về máu, bệnh ung thư...

1. Quan sát độ trong của dầu

Đứng trước hàng loạt chai dầu ăn được bày bán, bạn có thể dùng thị giác để quan sát, phán đoán xem đó là dầu ăn thật hay giả. Cách đơn giản nhất là hãy lắc chai dầu ăn.

Nhiều người không lắc dầu ăn trước khi mua là rất sai lầm

- Dầu ăn thật: Nếu là dầu ăn thật sẽ trong suốt, không có bợn hay lắng cặn, đông đặc. Khi lắc, bạn sẽ cảm nhận được dầu chảy trơn tru, dễ dàng.

- Dầu ăn giả: Dầu ăn giả thường lẫn tạp chất, có dấu hiệu lắng cặn, đông đặc. Khi lắc, bạn sẽ thấy dầu chảy sệt, không trơn tru.

2. Đánh giá mùi của dầu

Nhiều người không lắc dầu ăn trước khi mua là rất sai lầm

Trước hết, phải rửa tay thật sạch, không dùng xà phòng thơm để tránh lẫn mùi lạ, gây nhiễu khi nhận xét. Lấy một chiếc đũa sạch chấm vào dầu, rồi nhỏ vào lòng bàn tay trái, dùng ngón tay trỏ phải di miết, dàn rộng dầu ra lòng bàn tay rồi đưa lên mũi ngửi.

Dầu có chất lượng tốt có mùi bình thường, đặc trưng rõ rệt của từng loại dầu, không ôi, không hôi, không khê, không khét, không có mùi lạ, mùi khó chịu gì khác.

3. Nếm vị của dầu

Nhiều người không lắc dầu ăn trước khi mua là rất sai lầm

Lấy một chiếc đũa sạch chấm vào dầu và nhỏ 1-2 giọt vào chỗ hõm bàn tay. Dùng lưỡi nếm xem dầu có mùi vị gì lạ không. Nếu dầu có chất lượng tốt, hương vị sẽ bình thường, không chát, không đắng, không chua mà chỉ có hương vị đặc trưng của sản phẩm, tùy theo từng loại dầu. Khi nếm xong, nhổ bỏ và súc miệng kĩ.

4. Quan sát màu sắc

Nhiều người không lắc dầu ăn trước khi mua là rất sai lầm

- Dầu ăn thật: Nếu là dầu ăn thật, chất lượng tốt sẽ có màu vàng sẫm, chất lượng bình thường có màu vàng nhạt. Tuy nhiên màu sắc cũng tùy thuộc vào nguyên liệu làm nên loại dầu đó. Nếu đó là dầu hạt cải thì trong màu vàng sẽ có chút màu lục, nếu là dầu đậu phộng (dầu lạc) thì có màu vàng nhạt hoặc da cam nhạt.

- Dầu ăn giả: Có màu sậm, xỉn màu chứ không sáng như các màu vàng nâu, vàng sậm, thậm chí hơi đen.

5. Quan sát độ đông đặc

Nhiều người không lắc dầu ăn trước khi mua là rất sai lầm

- Dầu ăn thật: Vào mùa lạnh, dầu ăn thật sẽ ít bị đông đặc khi để ở nhiệt độ phòng hoặc chỉ hơi lợn cợn phía trên.

- Dầu ăn giả: Vào mùa lạnh, dầu ăn giả sẽ bị đông đặc cả can dầu hoặc lắng cặn dưới đáy.

    Theo Emdep.vn

    Tin tiêu điểm

    Đừng bỏ lỡ

    Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

    Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

    GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.