Mẹo giải quyết 'chảo lửa' xung đột trong gia đình

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Gia đình là động lực mang lại sức mạnh, nguồn cảm hứng cho bạn.Tuy nhiên, gia đình cũng là nơi có thể xảy ra mâu thuẫn, xung đột và bất hòa.

Xung đột hầu như không thể tránh khỏi trong bất kỳ mối quan hệ nào. (Ảnh: ITN).
Xung đột hầu như không thể tránh khỏi trong bất kỳ mối quan hệ nào. (Ảnh: ITN).

Nhưng nếu mối quan hệ này không lành mạnh, bạn không chỉ bị tước đi sự hỗ trợ mà còn có thể phải gánh thêm căng thẳng, xung đột và thậm chí là các vấn đề về sức khỏe.

Mặc dù việc loại bỏ những mối quan hệ căng thẳng khỏi cuộc sống có thể tốt hơn cho bạn, nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy, đặc biệt khi những người gây ra sự khó chịu lại có quan hệ ruột thịt với bạn.

Để tránh xung đột và giảm bớt căng thẳng với gia đình, hãy thử tham khảo những lời khuyên này.

Tập trung giao tiếp lành mạnh

Không cứ gì quan hệ gia đình, xung đột hầu như không thể tránh khỏi trong bất kỳ mối quan hệ nào, nhưng bạn luôn có những cách giải quyết lành mạnh.

Ví dụ, nếu bạn biết rằng bạn và các thành viên trong gia đình bất đồng về quan điểm nào đó, hãy cố gắng chuyển sang những chủ đề trung lập hơn.

Tương tự như vậy, nếu thành viên trong gia đình bạn có một số đặc điểm cực đoan thực sự khiến bạn cảm thấy khó chịu, hãy chỉ tập trung vào những mặt tốt của họ.

Và nếu cuộc trò chuyện ngày càng mất kiểm soát, hãy biết khi nào nên tạm dừng. Chỉ cần kiên nhẫn một chút, bạn có thể trò chuyện một cách tôn trọng với các thành viên trong gia đình, ngay cả khi bạn không đồng quan điểm.

Giải quyết những định kiến

Khi bạn chứng kiến tranh cãi xảy ra trong gia đình, hãy cố gắng giải quyết một cách khéo léo ngay lập tức. (Ảnh: ITN).
Khi bạn chứng kiến ​​tranh cãi xảy ra trong gia đình, hãy cố gắng giải quyết một cách khéo léo ngay lập tức. (Ảnh: ITN).

Thông thường, những định kiến ​​nảy sinh từ niềm tin sai lầm rằng một số nhóm người nhất định cần được đối xử khác biệt hoặc ít được tôn trọng và quan tâm hơn. Trong đó, một số định kiến ​​phổ biến liên quan đến tôn giáo, giới tính và khuynh hướng tình dục.

Khi bạn chứng kiến ​​điều này xảy ra trong gia đình, hãy cố gắng giải quyết một cách khéo léo ngay lập tức. Bởi vì đôi khi các thành viên trong gia đình không nhận ra rằng những gì họ đang làm hoặc nói là mang tính xúc phạm và gạt ai đó ra ngoài lề xã hội.

Nếu họ không sẵn thể hiện sự tôn trọng, bạn có thể cần tạo ra một số ranh giới với họ. Là ruột thịt của nhau không có nghĩa là được phép thiếu tôn trọng nhau.

Đối phó với dư luận trong... gia đình

Đôi khi các gia đình cũng nảy sinh đàm tiếu, đâm sau lưng và các kiểu kịch tính khác trong mối quan hệ. Khi điều này xảy ra, tốt nhất là tránh xa nó hoàn toàn. Chẳng có gì tốt đẹp khi nói xấu sau lưng người khác và khiến mọi người chống lại nhau.

Ngay cả khi bạn không tham gia vào câu chuyện, chỉ cần nghe những lời lẽ ác ý cũng có nghĩa là bạn đang ủng hộ điều đó.

Hãy thử chuyển hướng cuộc trò chuyện hoặc rời đi chỗ khác. Bạn cũng có thể thẳng thắn hơn và thể hiện rằng bạn không thoải mái với cuộc trò chuyện.

Giải quyết sự ganh đua và ghen tị của anh chị em

Bạn không thể kiểm soát các loại mối quan hệ mà bạn có với các thành viên trong gia đình, nhưng bạn có thể tạo ra sự hài hòa. (Ảnh: ITN).
Bạn không thể kiểm soát các loại mối quan hệ mà bạn có với các thành viên trong gia đình, nhưng bạn có thể tạo ra sự hài hòa. (Ảnh: ITN).

Mối quan hệ anh chị em rất phức tạp, nhưng thậm chí còn phức tạp hơn nếu họ có sự ganh đua hoặc ghen tị. Trên thực tế, sự ganh đua giữa anh chị em khi trưởng thành có thể gây ra căng thẳng trong mối quan hệ gia đình, khiến họ tranh cãi và đối đầu nhau.

Nếu bạn cảm thấy mối quan hệ của mình với gia đình trở nên căng thẳng vì bố mẹ bạn quý mến anh chị em khác, thì bạn nên biết rằng mình không đơn độc. Tốt nhất, đừng duy trì những cảm xúc này bằng cách cạnh tranh và đối đầu với họ.

Thay vào đó, thử tìm hiểu phương pháp trị liệu gia đình - một loại hình điều trị tập trung vào việc hàn gắn các mối quan hệ, cải thiện giao tiếp và giúp mỗi thành viên trong gia đình hiểu được vị trí cũng như tác động của họ đối với những người còn lại.

Nhà trị liệu có thể sử dụng nhiều kỹ thuật và phương pháp khác nhau để giải quyết các nhu cầu cụ thể của mỗi gia đình. Nếu bạn cho rằng gia đình mình sẽ được hưởng lợi từ liệu pháp này, hãy nói chuyện với một người chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Suy cho cùng, bạn không thể kiểm soát các loại mối quan hệ mà bạn có với các thành viên trong gia đình, nhưng bạn có thể tạo ra sự hài hòa.

Hãy nỗ lực củng cố và cải thiện các mối quan hệ trong gia đình. Hãy cởi mở, trung thực và đồng cảm, nhưng đừng ngại đặt ra ranh giới với những thành viên độc hại hoặc có xu hướng ngược đãi trong gia đình. Bạn không cần phải chịu đựng sự lạm dụng này chỉ vì bạn có quan hệ ruột thịt với họ.

Theo verywellmind.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ