Mẹo 'giải cứu' khi món ăn quá mặn

GD&TĐ - Trong quá trình chế biến nấu nướng, các chị em sẽ không tránh khỏi những lúc nêm nếm quá mặn. Dưới đây là 6 mẹo để cứu nguy cho món ăn bị mặn.

Mẹo 'giải cứu' khi món ăn quá mặn

Đừng quá thất vọng khi gặp phải tình huống này. Mọi thứ vẫn có thể cứu vãn được, miễn là bạn nắm vững thủ thuật “hạ nồng độ muối” và “cân bằng hương vị”.

Trước khi xử lý những món quá mặn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách tránh ăn mặn vì phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh:

Nguyên nhân nấu quá mặn thường không phải vì rắc muối sai cách mà là do bạn bỏ qua những nguyên liệu có hàm lượng muối cao.

Ngoài nước tương và nước mắm thường được sử dụng làm nguồn tạo vị mặn, các món ăn ngâm như ô liu, dưa chuột muối, cá,..., cũng như phô mai bào, đều góp phần bổ sung nhiều muối cho món ăn.

Hãy tưởng tượng độ mặn của nguyên liệu và nhớ cân nhắc các thành phần này. Hơn nữa, khi làm các món hầm, tốt nhất bạn không nên nêm quá đậm lúc đầu, vì đun lâu sẽ khiến chất lỏng bay hơi và hương vị sẽ đậm đặc hơn.

Nên đợi đến khi món ăn gần chín mới điều chỉnh độ mặn. Nói chung, khi làm bất kỳ món ăn nào, bạn đừng bao giờ quên nếm thử trong quá trình nấu.

Nếu bạn vẫn vô tình làm món ăn quá mặn thì các phương pháp sau đây sẽ giúp giảm nồng độ muối:

Pha loãng với nước

Khi đối mặt với nồi súp quá mặn hoặc các món ăn nhiều nước khác, pha loãng bằng nước là giải pháp nhanh nhất. Nếu bạn đang nấu mì gà nấm hoặc cà ri Thái và vô tình cho quá nhiều muối, bạn chỉ cần thêm một ít nước lạnh và đun sôi lại.

Mặc dù việc thêm nước làm loãng hương vị của một số nguyên liệu nhưng bạn vẫn có thể thử khắc phục bằng cách thêm lượng gia vị, hạt nêm hoặc các nguyên liệu khác vừa phải.

Ngâm

2. Hay tuong tuong do man.jpg
Hãy tưởng tượng độ mặn của nguyên liệu và nhớ cân nhắc các thành phần này. (Ảnh: ITN).

Đôi khi bạn gặp phải một số món ăn mặn đến mức nghẹn họng, chẳng hạn như thịt xông khói, giăm bông và các loại thịt đã được xử lý khác. Nhưng điều này không có nghĩa là không thể sử dụng nguyên miếng thịt mà bạn chỉ cần ngâm trong nước vài giờ trước khi nấu, hoặc chần qua một chút, lượng muối dư thừa sẽ tan hết.

Chỉnh nồng độ muối bằng khoai tây

Khi món hầm quá mặn thì tinh bột chính là cứu tinh cuối cùng. Rửa sạch khoai tây mà không gọt vỏ, cho toàn bộ khoai đã cắt thành từng miếng vào súp hoặc cà ri. Trong quá trình nấu, khoai tây có thể hấp thụ một lượng muối dư thừa.

Ngoài việc giảm nồng độ muối, bạn cũng có thể chuyển hướng sự chú ý của mình khỏi vị mặn bằng cách thêm các hương vị khác với lượng thích hợp.

Về cân bằng hương vị, David Thompson, một đầu bếp nổi tiếng người Thái Lan chia sẻ trên tạp chí The Guardian: “Muối không chỉ làm cho thức ăn ngon hơn mà còn có thể làm nổi bật vị ngọt và ức chế vị đắng. Vì vậy, nếu bạn vô tình thêm quá nhiều muối, hãy thêm vị chua, đường hoặc ớt, cách này giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó xử vì món ăn quá mặn.”

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng những giải pháp đơn giản sau đây để “cứu” món ăn mặn:

Đường

Thả một cục đường vào thìa và để nó ngấm vào thức ăn trong vài giây, nhưng lưu ý không để đường tan hoàn toàn vào thức ăn.

Axit

Nước chanh, giấm hoặc bất kỳ nguồn chua nào đều là 'cứu cánh' cho bạn. Vắt vài giọt nước cốt chanh hoặc giấm trung tính để thu hút sự chú ý khỏi vị mặn bằng vị chua. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với các món khoai tây hoặc cá quá mặn. Nhưng lưu ý không nên sử dụng quá nhiều.

Cân bằng vị mặn bằng sữa

Hương thơm sữa mịn màng và đậm đà cũng có thể thay đổi nhận thức về vị mặn và làm dịu đi hương vị tổng thể. Ngoài ra, bạn nên thử thêm chút kem tươi vào sốt cà chua để món ăn trở nên nhạt hơn.

Gia vị là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của nấu ăn, nhưng cũng là khâu khó nhất để làm đúng và cần có thời gian cũng như kinh nghiệm. Vậy nên đừng nản lòng vì nêm gia vị chưa chuẩn. Nếu thấy món ăn có vị quá mặn, bạn hãy tham khảo cách khắc phục kể trên.

Theo nommagazine.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.