Mẹ 8X Hà thành gợi ý cắm cúc hoạ mi đẹp không bị rối bông, không dùng xốp

GD&TĐ - Mùa cúc họa mi đến rồi, cùng học hỏi chị Hà Lê (Hà Nội) cách cắm cúc họa mi cho ngôi nhà thêm đẹp.

Mẹ 8X Hà thành gợi ý cắm cúc hoạ mi đẹp không bị rối bông, không dùng xốp

Những ngày này, Hà Nội đang vào mùa hoa cúc hoạ mi, chắc hẳn trong mỗi gia đình đều có một bình cúc Hoạ mi để tô điểm cho tổ ấm của mình.

Chị Hà Lê (44 tuổi) nổi tiếng là một người phụ nữ đảm đang, yêu hoa cho biết, hoa cúc họa mi có cách đây cả tháng, nhưng chị cứ cố đợi cúc Nhật Tân vào mùa nở rộ nhất mới cắm để được ngắm hoa nở cho thật trọn vẹn.

"Mình thích cúc họa mi Nhật Tân vì hoa thơm, nở to, cánh tròn, nhuỵ xanh, thân cành mảnh nhưng những cành chính vẫn đủ độ cứng để cắm trung tâm, những cành xung quanh lại mềm rủ tách ra cắm lọ hoa được mềm mại. Đặc biệt hoa rất bền, có khi thời tiết lạnh ẩm chơi hoa độ bền đến nửa tháng" - Hà Lê chia sẻ.

Theo kinh nghiệm của bà mẹ đảm, muốn cắm hoa cúc họa mi không bị rối thì khi sơ chế hoa chị thường tách cành chùm ra thành các cành nhỏ, tuốt sạch lá và nhánh ở phần thân sẽ cắm vào bình để cành trơn tru mục đích khi cắm mình "điền vào chỗ trống" được dễ dàng và nếu chưa ưng cũng có thể rút ra, rút vào cắm lại mà không bị xô lệch.

Chị Hà Lê cho biết thêm, muốn hoa tươi lâu, bạn công đoạn sơ chế đầu tiên rất quan trọng, bạn phải rửa thật sạch gốc và thân phần sẽ ngập nước trước khi cắm để đỡ phải thay nước mà thân không bị thối. Những bình hoa to, chị Hà Lê để 6 ngày mới thay nước, rửa gốc nhưng thân hoa và nước không bị thối.

Chọn hoa

Cúc Hoạ Mi Nhật Tân, cánh tròn, nở căng
Cúc Hoạ Mi Nhật Tân, cánh tròn, nở căng

Để có được những bình hoa đẹp, chị Hà Lê thường chọn họa mi Nhật Tân. Hoa trồng ở Nhật tân có cánh tròn, nở thẳng đều không bị nhăn cánh, nhuỵ hơi xanh nhẹ ở giữa, thân khoẻ.

Cúc họa mi Sapa cánh kim, nhăn và cành yếu khó cắm hơn.
Cúc họa mi Sapa cánh kim, nhăn và cành yếu khó cắm hơn.

Dưỡng hoa

Tuốt sạch khoảng 50-60cm lá phía dưới chân gốc. Ngay cả những phiến lá chính to nhất mọc cành chính phía trên cũng nên lược bớt để những nụ hoa hút được nhiều chất dinh dưỡng.
Tuốt sạch khoảng 50-60cm lá phía dưới chân gốc. Ngay cả những phiến lá chính to nhất mọc cành chính phía trên cũng nên lược bớt để những nụ hoa hút được nhiều chất dinh dưỡng.

Chị Hà khuyên, hoa mua về các bạn nhặt sạch lá dưới gốc phần định cắm vào lọ để tránh lá gặp nước lâu sẽ thối nhanh.

Cắm hoa vào nước khoảng 1-2 giờ trước khi lên bình.

Cắm hoa vào nước khoảng 1-2 giờ trước khi lên bình.

Phân loại ngắn dài, nở và nụ. Sau đó cắt vát gốc ngâm vào nước 2/3 thân khoảng 1-2 giờ rồi cắm.

Bạn nên tách riêng những cành có nhiều bông nở ra để cắm vào phía trước và vài cành điểm vào những chỗ nhấn cần hoa nở.

Đổ nước 2/3 bình, sau đó cho 2 giọt nước rửa bát hoặc gói dưỡng hoa khuấy đều rồi cắm hoa vào. Khi cắm hoa cành cong bên nào các bạn cắm về phía bên đó mục đích để khoe được hết hoa và dáng hoa được mềm mại.

Cành thẳng, cao cắm vào giữa sau đó đan xen gác cành xung quanh. Hàng ngày các bạn phun nước dạng sương cho hoa thêm tươi lâu, 2 ngày thay nước 1 lần.

Chọn bình hoa

Lồng bình hoa vào bị cói.

Lồng bình hoa vào bị cói.

Chọn bình cắm hoa cổ không quá rộng để khi cắm hoa có độ xoè sẽ đẹp hơn.

Chị Hà Lê lưu ý, khi cắm hoa và khi thay nước phải rửa thật sạch bình (thay bình khi thay nước càng tốt), rửa gốc thật sạch, có thể cho gói dưỡng hoa, hoặc rỏ vài giọt nước rửa bát, hay vài giọt chanh vào nước khi cắm, hàng ngày phun sương cho lá để hoa tươi được lâu hơn.

Cắm hoa

Bạn nên phân các loại cong, thẳng, dài ngắn, cao thấp riêng để sẵn. Chọn các cành cong rủ mềm mại để cắm tầng thấp nhất toả tròn xung quanh đầu tiên, muốn bình hoa được mềm mại hơn mình gác gốc của các cành đó vào bụng bình phía đối diện, thân được đỡ bởi thành bình.

Mẹ 8X Hà thành gợi ý cắm cúc hoạ mi đẹp không bị rối bông, không dùng xốp ảnh 7

Cứ như vậy tạo thành hình nan hoa xe đạp dưới miệng bình mục đích để cắm những cành tiếp theo vào những ô trống của hình nan hoa ấy. Các cành sẽ gác, đan móc với nhau tạo thành khối, không bị đổ.

Mẹ 8X Hà thành gợi ý cắm cúc hoạ mi đẹp không bị rối bông, không dùng xốp ảnh 8

Sau đó, chọn những cành cao thẳng để cắm ở trung tâm, rồi những cành ngắn hơn so le nhau ở tầm thấp hơn dần. Luôn luôn ưu tiên chiều cong của hoa về phía nào thì mình cắm về phía ấy để khi ngắm được rõ mặt bông hoa và bình hoa toả đều mềm mại.

Mẹ 8X Hà thành gợi ý cắm cúc hoạ mi đẹp không bị rối bông, không dùng xốp ảnh 9

Vì cắm gác cành nên nhiều cành hoa được gác lên bụng bình sẽ ở vị trí cao, nhiều cành ở trung tâm cũng có thể không chạm đáy do độ cao của bình nên lúc nào mình cũng đổ nước thật đầy bình để hoa không bị thiếu nước.

Mẹ 8X Hà thành gợi ý cắm cúc hoạ mi đẹp không bị rối bông, không dùng xốp ảnh 10

Mẹ 8X Hà thành gợi ý cắm cúc hoạ mi đẹp không bị rối bông, không dùng xốp ảnh 11

Mẹ 8X Hà thành gợi ý cắm cúc hoạ mi đẹp không bị rối bông, không dùng xốp ảnh 12

Chúc các bạn có những bình cúc họa mi đẹp cho mùa đông thêm ấm áp!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ