Máy tạo ion âm diệt vi khuẩn virus trong không khí

GD&TĐ - GS.TS Trần Văn Tín, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Phát triển Tài năng Việt Nam cùng các cộng sự đã nghiên cứu, chế tạo ra máy ion âm, có thể diệt được 99% một số vi sinh vật, nấm mốc và làm sạch không khí.

Máy ion âm diệt vi khuẩn virus trong không khí được sản xuất trong nước.
Máy ion âm diệt vi khuẩn virus trong không khí được sản xuất trong nước.

Công nghệ plasma diệt khuẩn

Trước tình hình lây lan của đại dịch Covid-19 cũng như tình trạng ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhóm các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu sản phẩm diệt virus bằng công nghệ plasma.

Chiếc máy của nhóm nghiên cứu có tên CV19 do GS.TS Trần Văn Tín (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Phát triển Tài năng Việt Nam), ông Hồ Thanh Tâm (Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cần Thơ), ông Vũ Ngọc Hảo (Giám đốc Trung tâm Đào tạo SOS Việt Nam) cùng các cộng sự nghiên cứu thành công. Sản phẩm được giới thiệu tại Hội thảo trực tuyến “Máy ion âm diệt virus CV19” do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức.

GS.TS Trần Văn Tín chia sẻ, máy CV19 là dòng máy đầu tiên tại Việt Nam được nghiên cứu chế tạo ứng dụng công nghệ sinh học kết hợp công nghệ plasma tạo ion âm nhân tạo, có tác dụng làm trung hòa điện tích môi trường, ngăn ngừa và phòng chống cũng như tiêu diệt vi khuẩn, virus hiệu quả.

GS Tín cho hay, ion âm tự nhiên được hình thành ở các thác nước, hay sau những cơn mưa bão, dưới những tác dụng từ trọng lực tạo ra các áp lực làm cho các phân tử nước bị phân rã. Ngoài ra, ở các khu rừng, đầu ngọn của các cành cây diễn ra quá trình quang hợp của thực vật hình thành hiệu ứng quang điện, làm cho ion hóa không khí và hình thành ra ion âm. Ion âm trong thiên nhiên còn được tạo ra từ các mưa giông, bão... Các tia sét, tia chớp phóng ra một khối lượng lớn ion âm trong không khí.

Máy ion âm (CV19) do nhóm nghiên cứu chế tạo áp dụng công nghệ plasma tạo ion âm, có công dụng làm trung hòa điện tích môi trường, ngăn ngừa và phòng chống vi khuẩn, virus. Máy gồm bộ phận chính là hai điện cực dương và âm, làm bằng vật liệu đặc biệt, được sử dụng trong ổ cắm để tránh phóng điện khi sử dụng.

Đây cũng là sáng chế đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế của GS Trần Văn Tín. Hai điện cực được đặt trong buồng cách điện, có hiệu điện thế chiều từ 6 – 7kV. Đây là mức hiệu điện thế phù hợp để tạo ra ion âm mà không sinh ra ozone (O3).

Diệt 99,99% vi sinh vật

Nguyên lý hoạt động của máy là từ công nghệ plasma, máy phun lượng ion âm (OH-) ra không khí, với hiệu suất từ 30 - 50 triệu ion âm/cm3/giây. Các OH- hút lấy các phân tử mang điện tích dương trong không khí (bụi, khói, hạt phấn, tế bào nấm/vi khuẩn/virus…), bao lấy lớp vỏ tế bào (vỏ protein) nấm, vi khuẩn, virus làm cho tế bào bị ức chế quá trình trao đổi chất, dần dần làm chúng suy yếu rồi chết.

Khi lớp vỏ tế bào nấm, vi khuẩn, virus vỡ ra ion OH- hút lấy H+ từ vỏ protein của tế bào tạo thành phân tử nước (H2O) làm cho không khí được mát thêm. Máy có độ bền 2 - 5 năm.

Ông Hồ Thanh Tâm cho biết, trong môi trường không khí, các phân tử đều mang điện tích dương, khi máy CV19 phun ion âm (điện tích âm) ra môi trường, các điện tích âm và điện tích dương sẽ hít vào nhau. Đây là cơ chế vật lý giúp trung hòa điện tích môi trường. Sản phẩm khá nhỏ gọn, dễ sử dụng (kích thước 38x90x28mm, nặng khoảng 100 gram) có thể lắp đặt được mọi nơi.

Máy có thể sử dụng cho nhiều nơi như phòng ngủ, phòng vệ sinh, phòng bếp, phòng khách, phòng đọc sách, đặc biệt là cho những gia đình có người già, người bệnh, trẻ em, giúp thanh lọc không khí, làm trong sạch môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe con người. Máy có thể gắn trên quạt, điều hòa, USB (của ô tô, máy tính)… để diệt khuẩn, khử mùi hôi, làm sạch không khí…

Theo kết quả kiểm nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, máy có khả năng diệt 99,99% các loại vi sinh vật như S. aureus (tụ cầu vàng), P. aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh, S. flexneri, B. subtilis (đường ruột), C. alblcans (nấm)… Máy diệt virus CV19 của nhóm tác giả đã đoạt giải Khuyến khích Hội thi sáng tạo kỹ thuật TP Cần Thơ lần thứ 11 năm 2020 - 2021.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.