Mất hàng trăm triệu đồng từ những cuộc gọi lừa đảo

Nhiều nạn nhân bị lừa đảo với số tiền từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng khi nhận được điện thoại bàn (hiện số của Bưu điện, cơ quan Công an...) gọi đến...

Mất hàng trăm triệu đồng từ những cuộc gọi lừa đảo

Ngày 27/12, Công an TP Long Xuyên (An Giang) cho biết, cơ quan điều tra đang làm rõ đường dây lừa đảo chiếm đoạt trên 400 triệu đồng qua điện thoại. Các đối tượng gọi đến điện thoại bàn của nạn nhân, tự xưng là cán bộ điều tra và cáo buộc đã có lệnh bắt giam vì liên quan đến vụ án ma túy.

Cả hai nạn nhân đều bị yêu cầu chuyển tiền vào số tài khoản do bọn chúng cung cấp để xác minh nguồn gốc tài sản hoặc đảm bảo cho tại ngoại trong quá trình điều tra rồi chiếm đoạt.

Mat hang tram trieu dong tu nhung cuoc goi lua dao - Anh 1

Thiết bị, máy tính sử dụng để lừa đảo bằng công nghệ cao được Công an TP Cần Thơ thu giữ.

Bà Huỳnh H. (51 tuổi, ngụ TP Long Xuyên) cho biết, chiều 19-12 vừa qua, có người gọi đến điện thoại bàn của gia đình và xưng là cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự Bắc Ninh.

Qua điện thoại, bà H.. bị cáo buộc liên quan đến chuyên án ma túy. Người này đề nghị, nếu muốn được tại ngoại điều tra thì rút hết tiền trong các tài khoản ngân hàng chuyển vào số tài khoản 030035471886 và yêu cầu cung cấp số điện thoại cá nhân. Sau đó, người này gọi lại bằng số thuê bao 0082262051682 hối thúc bà H. chuyển tiền.

Toàn bộ nội dung trao đổi, người tự xưng là Cảnh sát hình sự yêu cầu đương sự giữ bí mật, kể cả người thân, nếu không sẽ bị bắt giam. Lo sợ, bà H. đến ngân hàng chuyển 350 triệu đồng, rồi gọi lại cho vị cán bộ này thì ngoài vùng phủ sóng.

Cũng với thủ đoạn này, chiều 21/12, bà Hồ Ngọc A. (58 tuổi, ngụ TP Long Xuyên) nhận được điện thoại của một thanh niên nói giọng miền Bắc và tự giới thiệu là cán bộ của C46 (Bộ Công an). Người này cho bà A. biết là đang điều tra chuyên án liên quan đến bà và đã có lệnh bắt tạm giam 2 tháng để điều tra.

Sau đó, người này ra điều kiện, nếu bà A. muốn tại ngoại thì chuyển 52 triệu đồng vào tài khoản số 020032871268 để đảm bảo. Sau khi chuyển tiền, số điện thoại của người tự xưng là cán bộ điều tra này cũng mất liên lạc.

Cả hai nạn nhân sau khi chuyển tiền, nghi bị lừa đảo mới đến cơ quan Công an điều tra trình báo thì các đối tượng đã rút tiền khỏi tài khoản và xóa mọi dấu vết.

Theo lãnh đạo Công an TP Long Xuyên, những kẻ lừa đảo từng bước một đánh vào tâm lý của nạn nhân, khiến họ rơi vào tình trạng sợ hãi, mất tỉnh táo và làm theo hướng dẫn không một chút nghi ngờ. Các cơ quan pháp luật không bao giờ thu thập những thông tin đó qua điện thoại.

Nếu ai đó yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản cá nhân thì đó là bọn lừa đảo, vì cơ quan Công an không có tài khoản mang tên cá nhân, cũng không bao giờ yêu cầu đương sự phải chuyển tiền để chứng minh mình vô tội.

Cũng với thủ đoạn này, tại Cần Thơ, nhiều nạn nhân bị lừa đảo với số tiền lớn, có người vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng khi nhận được điện thoại bàn (hiện số của Bưu điện, cơ quan Công an...) gọi đến.

Người dân cần đề cao cảnh giác, khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, phải bình tĩnh xác minh, không làm theo yêu cầu của bọn chúng. Đặc biệt, không chuyển tiền vào các tài khoản theo yêu cầu của người lạ, không cung cấp tài khoản, thẻ tín dụng, thông tin cá nhân cho người khác.

Khi nhận được cuộc điện thoại nghi ngờ, không nên tự giải quyết vì sẽ sập bẫy lừa đảo của tội phạm và phải thông báo ngay đến cơ quan Công an”, lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Cần Thơ khuyến cáo.

Theo CAND

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.