Mắt giả có thể quay phim

GD&TĐ - Rob Spence, nhà làm phim tài liệu ở Canada có một con mắt giả giống hệt như một camera ghi hình. 

Mắt giả có thể quay phim

Người đàn ông trong độ tuổi 40 này vô ý tự bắn vào mắt mình khi còn là một đứa bé và mặc dù ông vẫn giữ được con mắt bị tổn thương trong nhiều năm nhưng cuối cùng giác mạc của mắt cũng bị thoái hóa đến mức mà các bác sĩ phải khuyên ông lấy nó ra vào năm 2007. Vào thời điểm đó, ông tự hỏi liệu có thể thay con mắt bị hỏng này bằng một cái gì đó tốt hơn mắt giả truyền thống hay không.

Ông đem ý tưởng này nói với nhà thiết kế và là kỹ sư về tần số vô tuyến làm việc độc lập, Kosta Grammatis. Người này thấy thú vị và nghiên cứu thiết kế cho ông một con mắt đặc biệt, bao gồm một camera không dây đặt phía sau mắt giả.

Toàn bộ thiết bị tạo mắt camera bao gồm các thành phần như một máy phát siêu nhỏ, pin, một camera và một cảm biến từ tính cho phép Spence tắt và mở camera. Sau đó, kỹ sư điện Martin Ling, người cuối cùng tham gia công trình nhưng lại là người quan trọng nhất, gắn kết mọi thứ lại vào trong con mắt giả rồi thiết kế một mạch điện để kết nối những viên pin tí hon, chiếc camera nhỏ xíu và hệ thống phát tín hiệu bé nhỏ với nhau, tạo nên một con mắt camera có thể lắp vào hốc mắt của Spence.

Phiên bản đầu tiên của mắt được tạo vào năm 2008, nhưng cho đến tháng 6 vừa qua, ông mới mô tả con mắt đặc biệt của mình vào hồi tháng 6 vừa qua tại Hội nghị FutureWorld (Thế giới tương lai) ở Canada.

Cho đến nay, camera không có sự nối kết nào với não hay thần kinh thị giác của ông, vì vậy có lẽ là chưa hợp lý khi gọi Spence là một cyborg (nửa người nửa máy) thật sự.

Camera có thể ghi hình dài được 30 phút trước khi cần sạc pin lại, điều này có nghĩa là nó không thể lúc nào cũng hoạt động. Camera cũng được lắp một đèn LED màu đỏ, để mọi người biết là họ đang được ghi hình. Spence tin rằng những giới hạn này khiến thiết bị đặc biệt của ông khác với những thiết bị công nghệ khác về quyền riêng tư, chẳng hạn như Google Glass – vật có thể ghi lại hình ảnh mọi lúc mà đối tượng không hay biết.

Mặt khác, ông không phải biện minh về khả năng của mình khi ghi hình người khác. “Có một sự căng thẳng về quyền được thay thế con mắt đã mất của tôi với quyền riêng tư của người khác. Tôi không được phép đặt máy ảnh trong chính cơ thể của tôi sao?”, ông nói.

Spence không phải là cyborg đầu tiên trên thế giới. Nghệ sĩ Neil Harbisson mù màu bẩm sinh nhưng ông có thể “nhìn thấy” màu sắc nhờ vào một con mắt điều khiển học (cybernetic) chuyển màu sắc thành các nốt nhạc.

Giáo sư điều khiển học Kevin Warwick thuộc Đại học Reading ở Anh đã ghép các thành phần cyborg khác nhau vào cơ thể. Mục đích của ông là trở thành một nhân vật “nửa người, nửa máy” càng hoàn chỉnh càng tốt. Trong số các vật cấy ghép vào cơ thể ông, đáng kể nhất là một vi mạch trong cánh tay để ông có thể mở cửa, bật đèn và kích hoạt lò sưởi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.