Mang trường học hạnh phúc đến với học sinh dân tộc thiểu số

GD&TĐ - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Quan tổ chức giao lưu, học tập về xây dựng “Trường học hạnh phúc” và thực hiện chủ đề năm học 2022-2023”

Học sinh Trường Tiểu học Phúc Yên tham gia hoạt động cùng học sinh.
Học sinh Trường Tiểu học Phúc Yên tham gia hoạt động cùng học sinh.

Năm nay, Trường Tiểu học Phúc Yên được lựa chọn làm địa điểm để tổ chức các hoạt động giao lưu. Theo đó, chuỗi hoạt động giao lưu có sự tham gia của phụ huynh học sinh cùng phối hợp với giáo viên xây dựng các gian trưng bày giới thiệu các sản phẩm của địa phương như: quả hồi, dầu hồi, cao khô, các loại rau, củ, quả của địa phương,...

Bên cạnh đó, trong buổi giao lưu, các đại biểu tham dự đã được dự tiết dạy thực tế (minh hoạ về thực hiện chủ đề năm học), tham gia các hoạt động vui chơi cùng học sinh; Tham quan môi trường trong và ngoài lớp học, các mô hình hay của nhà trường, công tác triển khai thực hiện xây dựng “trường học hạnh phúc”; Nghe báo cáo công tác xây dựng “trường học hạnh phúc” của Trường Tiểu học Yên Phúc; trao đổi, thảo luận, chia sẻ về công tác xây dựng “trường học hạnh phúc”, “lớp học hạnh phúc”.

Phụ huynh, học sinh và giáo viên trưng bày gian hàng.

Phụ huynh, học sinh và giáo viên trưng bày gian hàng.

Buổi giao lưu là cơ hội cho các đại biểu được trao đổi, chia sẻ, học tập những kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện chủ đề năm học và xây dựng “trường học hạnh phúc” của đơn vị trường mình với các đơn vị bạn. Hy vọng sau buổi giao lưu mỗi đơn vị trường trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh sẵn có để xây dựng có hiệu quả phong trào “trường học hạnh phúc”, “lớp học hạnh phúc”.

Một tiết học tại Trường Tiểu học Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

Một tiết học tại Trường Tiểu học Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

Theo chia sẻ của bà Hà Thị Thanh Thuý, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn: “Việc tổ chức các hoạt động này sẽ giúp các thầy cô chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, học sinh, phụ huynh có cơ hội được cùng nhau thực hiện các hoạt động chung với nhau.

Học sinh ở các trường học trên địa bàn huyện là người dân tộc thiểu số vì vậy những hoạt động này sẽ giúp phụ huynh hiểu hơn về con, cùng đồng hành trong quá trình học tập cũng như trưởng thành của con, để qua đó định hướng tương lai lâu dài hơn.

Xây dựng trường học hạnh phúc tạo động lực cho cô trò

Theo chia sẻ của cô Lã Thị Hương Giang, Hiệu trưởng Trường Mầm non Khánh Khê (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) trường học hạnh phúc là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên sử dụng hiệu quả các biện pháp giáo dục tích cực, nhân văn nhằm phát huy sự sáng tạo, say mê học tập, rèn luyện của học sinh.

Nhà trường không xảy ra các hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường. Tập thể nhà giáo, cán bộ quản lý, học sinh chung sức thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong sáng, lành mạnh, thân thiện, đoàn kết, nhân ái, sáng tạo, tiến bộ.

Học sinh đến trường luôn có bầu không khí phấn khởi, vui vẻ, hài lòng; mọi thành viên đều được yêu thương, tôn trọng và được đối xử công bằng. Các em được quan tâm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lý khi học tập và tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Nhà trường tạo cơ hội để mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh đều được phát triển tối đa năng lực, sở trường của bản thân; mọi thành viên luôn được quan tâm, động viên, giúp đỡ để cùng nhau thay đổi và tiến bộ. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, đảm bảo kỷ cương, nền nếp trong nhà trường

Cô Lã Thị Hương Giang nói thêm, Trường học hạnh phúc nơi học trò đến sẽ được phát triển toàn diện những điểm mạnh, bồi đắp cho các em ước mơ, mỗi ngày đến trường sẽ là một ngày vui, khám phá nhiều điều hay, bổ ích cho bản thân từ đó các em biết trân trọng. Xây dựng văn hóa học đường, trường học hạnh phúc, cốt lõi vẫn là thực hiện tốt chuyên môn khiến cho học sinh học tập một cách chủ động, tích cực.

Bên cạnh đó, phải tạo cho học trò cảm thấy đến trường cũng như ở nhà, các em luôn được tạo động lực, tâm thế thoải mái để lĩnh hội kiến thức, không còn khoảng cách xa lạ giữa cô trò. Thầy cô chính là người tạo không gian mở để cùng nhau phát triển xây dựng những tiết học lý thú.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thân cây thanh long là nguồn phụ phẩm nông nghiệp có thể được tận dụng tạo than sinh học xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước.

Than sinh học từ thân cây thanh long

GD&TĐ - Nhóm các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu, biến cành cây thanh long thành than sinh học, để xử lý crom trong nước giúp bảo vệ môi trường...

Nghệ nhân Phạm Ngọc Toàn dành hơn nửa cuộc đời gắn bó với nghề khắc dấu gỗ thủ công trên phố Hàng Quạt.

Giữ nghề khắc con dấu thủ công

GD&TĐ - Ở một góc nhỏ của phố Hàng Quạt, người nghệ nhân già vẫn lặng lẽ khắc từng con dấu gỗ, âm thầm gìn giữ nét đặc trưng của nghề truyền thống.