Mali từ chối gia hạn hợp đồng với Wagner PMC sau khi chịu thiệt hại nặng nề

GD&TĐ - Sau khi hứng chịu thất bại quân sự trên chiến trường, Mali đã cho thấy họ không muốn ký tiếp hợp đồng với công ty quân sự tư nhân (PMC) Wagner.

Mali từ chối gia hạn hợp đồng với Wagner PMC sau khi chịu thiệt hại nặng nề

Tối hôm 4 tháng 8, một cuộc họp quan trọng giữa Bộ Tổng tham mưu Quân đội Mali và chính phủ nước này đã diễn ra tại thành phố Kati, tại đó các vấn đề chủ chốt liên quan đến an ninh quốc gia và một vài bước đi mang tính chiến lược đã được thảo luận.

Theo thông tin từ các kênh Telegram của Nga liên kết với Wagner PMC, cuộc họp đã bộc lộ những bất đồng nghiêm trọng giữa các quan chức quân đội và chính phủ.

Một trong những chủ đề thảo luận chính là đề xuất của Bộ Tổng tham mưu về việc thả tất cả tù nhân chiến tranh. Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Mali - ông Sadio Camara đã thẳng thừng bác bỏ đề xuất này, thực trạng trên gây ra tranh cãi gay gắt giữa những người tham gia cuộc họp.

Bộ trưởng Camara là người nổi tiếng với quan điểm cứng rắn cho biết việc thả tù nhân chiến tranh là không thể chấp nhận được trong điều kiện hiện tại, lý do được đưa ra là tồn tại mối đe dọa an ninh và sự cần thiết phải duy trì quyền kiểm soát tình hình.

Một chủ đề quan trọng khác là số phận của Công ty quân sự tư nhân Wagner, khi có nhiều chiến binh người Nga đang hoạt động tích cực ở Mali.

Ông Sadio Camara nhất quyết gia hạn hợp đồng với Wagner PMC, tranh luận về những lời hứa đã đưa ra trước đó và sự cần thiết phải tiếp tục hợp tác.

Tuy nhiên Tổng thống hiện tại của Mali - ông Assimi Goita, bày tỏ sự không đồng tình với đề xuất này và dứt khoát nói "không" với yêu cầu của Bộ trưởng Camara.

Tình hình trên cho thấy những căng thẳng nghiêm trọng giữa chính phủ và quân đội Mali, có thể dẫn đến những thay đổi trong chiến lược và cách tiếp cận điều hành đất nước và tương lai của Wagner PMC ở Mali vẫn chưa chắc chắn.

000_32HP6TB.jpg
Chỗ đứng của lính đánh thuê Wagner tại Mali bị thách thức nghiêm trọng.

Trong diễn biến khác, Chính phủ Mali đã quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine, khi cáo buộc nước này ủng hộ chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Điều này đã được người phát ngôn chính phủ - ông Abdulmaye Maiga nêu ra trong cuộc họp nói trên, nhấn mạnh rằng bước đi như vậy là phản ứng trước những sự kiện gần đây, đã làm trầm trọng thêm tình hình vốn khó khăn tại đất nước.

Vào ngày 28 tháng 7, các chiến binh thuộc nhóm vũ trang Azawad đã phục kích một đoàn xe gồm binh sĩ Quân đội Malian và các chiến binh của công ty quân sự tư nhân Wagner trên sa mạc giáp biên giới với Algeria.

Theo thông tin được các phóng viên chiến trường cung cấp, cuộc phục kích đã làm 50 binh sĩ, cả người Mali và người Nga thiệt mạng, trong đó có nhiều chỉ huy quan trọng của Wagner. Bên cạnh đó một số người sống sót đã bị bắt giữ và có thể được phiến quân giao cho Ukraine.

Sau vụ tấn công, bức ảnh về những người gốc Phi cầm cờ Ukraine xuất hiện trên Internet đã gây ra cơn bão phẫn nộ trong xã hội và chính phủ Mali. Tình báo Ukraine (GUR) tuyên bố tham gia cuộc tấn công nhằm vào quân đội chính phủ và các chiến binh Wagner PMC.

Lính đánh thuê Wagner đã xây dựng chỗ đứng vững chắc tại châu Phi như thế nào?
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.