Malaysia: Trường “bình chân như vại” dù ca nhiễm tăng

GD&TĐ - Tính đến cuối tháng 4/2021, Malaysia ghi nhận gần 5.000 ca dương tính với Covid-19 tại các trường học trên toàn quốc. Ca nhiễm tăng nhưng hầu như các trường vẫn tiếp tục mở cửa, khiến học sinh, phụ huynh bức xúc.

Học sinh Malaysia đeo khẩu trang phòng dịch trong lớp học.
Học sinh Malaysia đeo khẩu trang phòng dịch trong lớp học.

Ngày 22/4, Bộ trưởng Y tế Adham Baba, thông tin từ đầu năm 2021, trường học ghi nhận 83 ca nhiễm. Trong khi hơn 4.800 ca được phát hiện từ khi Covid-19 xuất hiện tại Malaysia.

PGS Mohd Ali Hassan, Chủ tịch Hiệp hội Giáo viên - Phụ huynh Malaysia, nhận xét tình hình dịch bệnh trong trường học là “rất đáng lo ngại”.

Ông cho biết: “Bộ Giáo dục và Bộ Y tế cần phải ra quyết định đóng cửa trường học ngay lập tức cho đến khi tình hình dịch bệnh ổn định. Chúng tôi lo ngại virus có thể lây lan nếu quy tắc an toàn không được siết chặt. Người dân vẫn tụ tập đông tại chợ Ramadan hay các trung tâm mua sắm”.

PGS Hassan chỉ ra giáo viên tại các trường phổ thông chưa được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 theo kế hoạch. Điều này đồng nghĩa họ rất dễ lây nhiễm và lan truyền virus.

Đồng tình với quan điểm của ông Hassan, nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng về công tác phòng, chống dịch bệnh trong các trường học. Một số trường không đưa ra thông báo chính thức về các ca nhiễm trong khuôn viên, chỉ được truyền miệng giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh.

Điều này khiến nhiều gia đình không tiếp cận được thông tin hoặc chủ quan, chưa có ý thức phòng dịch. Nhiều phụ huynh đã yêu cầu các trường làm việc minh bạch, rõ ràng để tránh những hậu quả khôn lường.

Teo Nie Ching, cựu Thứ trưởng Bộ Giáo dục, đặt nghi vấn về việc Bộ Giáo dục không cập nhật thông tin dịch Covid-19 trong trường học theo ngày. Các trường vẫn tiếp tục mở cửa, bất chấp có ca nhiễm trong khuôn viên.

Tại tỉnh Sabah, một trường phổ thông ghi nhận 72 ca nhiễm Covid-19. Tại tỉnh Johor, ít nhất 27 trường học phải đóng cửa vào tuần trước vì học sinh, nhân viên nhà trường mắc bệnh. 19 trường học tại bang Selangor cũng phải chuyển sang học trực tuyến vì lý do tương tự.

Tuy nhiên, bà Teo cho biết nhận được ít nhất 5 đơn khiếu nại về việc các trường có ca nhiễm Covid-19 nhưng không phải đóng cửa. Phụ huynh vẫn đưa con đi học vì các cơ quan chức năng vẫn chưa phê duyệt công văn cho phép các trường đóng cửa.

Trước những bức xúc từ phía dư luận, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Mah Hang Soon, khẳng định bất kỳ trường học nào ghi nhận dù chỉ một ca nhiễm Covid-19 cũng phải đóng cửa ngay lập tức. “Các trường có ca dương tính phải đóng cửa 2 ngày. Thời gian này, trường tổ chức phun khử trùng. Giáo viên, học sinh và phụ huynh sẽ được tư vấn, trấn an để giải tỏa các vấn đề về tâm lý”, ông Hang Soon nói thêm.

Nhiều phụ huynh nhận định học trực tuyến không phải phương pháp hữu ích cho học sinh. Tuy nhiên, khi các ca nhiễm tăng, đây là giải pháp hợp lý và tối ưu nhất. Phụ huynh Noor Aida, 42 tuổi, cho biết: “Nếu con tôi không đi học, cháu sẽ mất trắng kiến thức vì trường không dạy trực tuyến. Nhưng tôi không thể yên tâm trước tình hình dịch bệnh. Tôi đang chờ đợi chính quyền cho phép trường đóng cửa”.

Ngoài ra, nhiều học sinh, phụ huynh bày tỏ lo lắng về việc người dân không tuân thủ quy tắc an toàn phòng chống Covid-19 tại Malaysia (còn gọi là SOP). Nếu SOP không được tuân thủ ngoài xã hội, nỗ lực xây dựng trường học an toàn là vô ích.

Phụ huynh Mary Gan, 41 tuổi, bày tỏ: “Tôi rất tin tưởng SOP tại trường của con. Nhưng tôi không yên tâm với cách phòng chống của phụ huynh, học sinh hay giáo viên ngoài phạm vi trường học. Nhưng trường học lại là đối tượng chịu hậu quả nặng nề nhất từ sơ suất của người dân”.

Theo Straits Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.