Nguồn lực hạn chế
Một cách để đánh giá chất lượng GD là điều chỉnh các năm học thực tế với kết quả học tập đạt được, được chỉ ra bởi một thành tích của quốc gia trong các điểm kiểm tra tương đương quốc tế, như Xu hướng Toán học và Khoa học Quốc tế (TIMSS).
Theo báo cáo, khoảng cách giữa năm học thực tế và năm học được điều chỉnh chất lượng trong năm 2015 - dựa trên điểm số Toán TIMSS của Malaysia là 3,1 năm, so với 3,2 năm của Thái Lan, Thụy Điển (2,4), Hoa Kỳ (2,3), Vương quốc Anh (2,2), Nhật Bản (0,8), Hồng Kông (0,6), hoặc Hàn Quốc (0,4).
KRI cũng nhấn mạnh những màn trình diễn nghèo nàn của HS Malaysia trong Chương trình Đánh giá HS quốc tế (PISA), một bài kiểm tra tương đương quốc tế khác.
Kết quả PISA năm 2015 cho thấy điểm đọc trung bình của Malaysia chỉ ở mức 25 phần trăm đối với điểm trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong khi điểm số toán học của Malaysia chỉ tăng nhẹ so với tỷ lệ phần trăm thứ 25.
“Quan sát này chỉ ra rằng kết quả học tập của hệ thống GD ở Malaysia thua xa kết quả của các nước tiên tiến. Nếu Malaysia bắt tay vào hành trình trở thành một quốc gia tiên tiến, thì điều quan trọng là phải phát triển một hệ thống GD đảm bảo sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, bác cáo của KRI nói.
Báo cáo của KRI cũng lưu ý rằng, chi tiêu công cho GD ở nước này đã tăng từ 500 triệu đồng tiền Ringit Malaysia (RM) năm 1970 lên tới 55,6 tỷ RM năm 2016, bao gồm từ 18% đến 26% tổng chi tiêu chính phủ hiện tại trong giai đoạn đó. Tuy nhiên, so với các nước khác, chi tiêu của chính phủ Malaysia cho GD trên tổng số học sinh trung học vẫn còn tương đối thấp, đăng ký ở mức 2.525 đô la Mỹ (tương đương 10.489 MR) vào năm 2016.
Theo báo cáo, các quốc gia tiên tiến được đưa ra trong bảng so sánh có mức chi tiêu nhiều hơn cho GD, như Hàn Quốc (6.508 đô la Mỹ), Singapore (9.357 đô la Mỹ), hoặc Nhật Bản (10.397 đô la Mỹ).
KRI cho rằng số năm học tại trường của HS Malaysia không đảm bảo để có được một nền tảng giáo dục tốt (ảnh của Saw Siow Feng) |
Kêu gọi sự quan tâm nhiều hơn tới GD
Nhận thức được tầm quan trọng của GD đối với yêu cầu phát triển đất nước, phát biểu trong một sự kiện hôm 7/10, Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad, đã thúc giục công chúng không ngừng học tập, vì GD là một công việc suốt đời.
Vị Thủ tướng vừa đắc cử năm nay đã 93 tuổi, nói rằng nếu Malaysia muốn tiến bộ và được công nhận là một nước phát triển đầy đủ, thì người dân phải được GD đầy đủ. Ông nói rằng, GD ngày nay không chỉ là về lịch sử học hay văn học, mà còn hơn cả về việc học các ngành khoa học mới đang cách mạng hóa ngành công nghiệp trên thế giới.
Theo báo cáo của KRI, khoảng cách giữa năm học thực tế và năm học được điều chỉnh chất lượng trong năm 2015 của Malaysia là 3,1 năm, so với 3,2 năm của Thái Lan, Thụy Điển (2,4), Hoa Kỳ (2,3), Vương quốc Anh (2,2), Nhật Bản (0,8), Hồng Kông (0,6) hoặc Hàn Quốc (0,4).
“Ngay cả doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi các công nghệ mới. Do đó, điều quan trọng đối với thanh thiếu niên Malaysia là được đào tạo” - Thủ tướng Mahathir
Mohamad kêu gọi - “Vì vậy, xin đừng ngừng học hỏi. GD là một công việc suốt đời, bởi vì những gì tôi biết khi tôi tốt nghiệp ĐH vào năm 1954 không còn liên quan đến ngày hôm nay nữa. Chúng ta luôn muốn tiến lên phía trước và để tiến lên phía trước, chúng ta cần phát triển kiến thức mới”.
Thủ tướng Mahathir Mohamad cũng kêu gọi các bạn trẻ tìm hiểu về những gì đang xảy ra trong nước, kể cả trong đấu trường chính trị. “Không cần thiết phải hoàn toàn tham gia vào chính trị, nhưng bạn nên biết những gì đang xảy ra ở trong nước và ít nhất, bạn nên bỏ phiếu trong cuộc bầu cử”, ông nói thêm.