Mắc Covid-19, có cần quan tâm là nhiễm chủng Delta hay Omicron không?

GD&TĐ - Đây là một trong những băn khoăn được nhiều bệnh nhân quan tâm và đưa ra với các chuyên gia y tế. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Bộ Y tế, biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây, phổ biến ở các tỉnh, thành phố, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để thay thế dần biến thể Delta...

Số ca mắc Covid-19 trong thời gian gần đây tăng lên chủ yếu do biến thể BA.2 của biến chủng Omicron (đã xuất hiện ở gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ), chiếm phần lớn tổng số các mẫu phát hiện ở trong nước. Biến chủng này lây lan nhanh hơn, tuy nhiên ít làm tăng nặng hơn. Các sinh phẩm xét nghiệm hiện nay vẫn đang có hiệu quả trong công tác phát hiện.

Bộ Y tế khẳng định, vắc xin hiện nay vẫn đặc biệt hiệu quả trong giảm mức độ nặng, ca tử vong và nhập viện, kể cả với biến chủng Omicron. Do tỷ lệ bao phủ vắc xin cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ chết/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu (ngày 1/2 là 0,9% và ngày 03/3 là 0,1%). 

Vì vậy việc tiêm chủng phải được coi là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khả năng tái nhiễm của biến chủng Omicron là có nên vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Nhiễm chủng nào cơ bản không quan trọng, cần căn cứ vào triệu chứng lâm sàng để có cách điều trị phù hợp

Theo PGS.TS Trần Văn Ngọc, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng hiện tại, biến chủng Omicron chiếm ưu thế tại thành phố. Do đó, đa số người dân có thể mắc Covid-19 do chủng này.

Người dân tìm hiểu nhiễm chủng nào cơ bản không quan trọng. Chúng ta cần căn cứ vào triệu chứng lâm sàng để có cách điều trị phù hợp.

Thuốc điều trị Covid-19 hiện cũng dễ dàng tiếp cận hơn. Do đó, theo PGS Ngọc, chúng ta nên tập trung bảo vệ người cao tuổi, trường hợp có bệnh nền, chưa tiêm vắc xin thay vì quan tâm đến chủng virus.

Tại Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện. Biến thể phụ của Omicron là BA.2 chiếm tới 87% tổng số các mẫu phát hiện biến thể Omicron.

Biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây phổ biến ở các tỉnh, thành phố, nhất là TP Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thay thế dần biến thể Delta.

Theo báo cáo của TP Hà Nội biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện; biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số các mẫu phát hiện biến thể Omicron. Biến thể phụ BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vắc xin hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 2 khoảng 30%.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh biến thể Omicron chiếm tới 76% số mẫu có kết quả giải trình tự gene. Tuy nhiên do tỷ lệ bao phủ vắc xin cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ chết/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu (ngày 1/2 là 0,9% và ngày 03/3 là 0,1%).

Cũng chung quan điểm, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh), nhận được rất nhiều kể từ khi biến chủng Omicron xuất hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông nhận định rằng, thực tế, việc người dân cố tìm hiểu bản thân nhiễm biến chủng nào là không cần thiết và cũng không quan trọng. Dù là nhiễm chủng nào, cách điều trị vẫn như nhau và quan trọng nhất vẫn là nhóm nguy cơ cao

Về vấn đề này, theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, cũng cho rằng việc xác định nhiễm chủng SARS-CoV-2 nào không làm thay đổi biện pháp điều trị và chăm sóc F0.

Nếu biết được chủng nào, chúng ta cũng sẵn sàng tâm lý hơn. Chẳng hạn, nếu nhiễm Omicron với mức độ gây bệnh nhẹ hơn với người đã tiêm đủ vắc xin, tâm lý F0 có thể nhẹ nhàng hơn.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, Phó trưởng Bộ môn Nhiễm, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Thành phố Hồ Chí Minh), cho biết theo các tài liệu trên thế giới, Omicron có tốc độ lây lan nhanh hơn so với chủng Delta. Nhưng đa số triệu chứng nhẹ. Số lượng F0 cần thở máy, can thiệp hồi sức không nhiều như đợt bùng phát dịch với Delta.

Theo chuyên gia này, việc giám sát sự lưu hành của dịch thông qua xác định biến chủng là cần thiết. Tuy nhiên, điều này hỗ trợ cho việc nghiên cứu về dịch tễ học và truyền nhiễm.

Bác sĩ lưu ý, về phía người dân, chúng ta không nên bận tâm là nhiễm chủng Delta hay Omicron. Việc chúng ta cần làm là theo dõi triệu chứng bệnh, kịp thời phát hiện dấu hiệu chuyển nặng. Omicron hay Delta không khác biệt trong cách điều trị. Thay vào đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào phân độ bệnh nặng hay nhẹ để có cách điều trị phù hợp.

Mỗi người, mỗi gia đình cần có “kịch bản chi tiết” chuẩn bị nếu gia đình có người dương tính

Thông tin trên báo chí, bác sĩ Đinh Thế Tiến, khoa Nội tổng hợp thuộc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) khuyến cáo, dù người bệnh nhiễm biến thể Delta hay Omicron thì vẫn có thể diễn biến nặng, việc điều trị không có khác biệt.

Do đó, F0 điều trị tại nhà, đặc biệt là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền, chưa tiêm đủ vaccine, càng không nên chủ quan, cần phải cẩn trọng, đảm bảo các quy tắc về cách ly phòng tránh lây nhiễm, điều trị theo hướng dẫn, khuyến cáo của Bộ Y tế.

Bác sĩ Tiến nhấn mạnh, trong tình hình gia tăng ca nhiễm Covid-19 như hiện nay, mỗi người, mỗi gia đình cần có “kịch bản chi tiết” chuẩn bị nếu gia đình có người dương tính.

Trong đó, cần chuẩn bị các dụng cụ, vật tư thiết yếu như máy đo nồng độ oxy Sp02; nhiệt kế; các loại nước nhỏ mắt, mũi; dung dịch súc họng (nước muối sinh lý, nước súc họng thảo dược, súc, xịt họng betadine hoặc chlorhexidine…);

Các loại thuốc cũng cần được chuẩn bị như: Thuốc hạ sốt; các loại bổ phế, giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo dược); một số thuốc chống dị ứng, long đờm, giảm sưng nề…; Thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác…; các loại men vi sinh, men tiêu hóa để phòng trường hợp người nhiễm Covid-19 có triệu chứng tiêu chảy…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng Công binh xử lý quả bom chôn sâu dưới lòng đất.

Quả bom nặng 227kg ở Bình Phước

GD&TĐ - Chiều 14/1, Lực lượng Công binh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước vừa xử lý an toàn một quả bom nặng 227kg, còn sót lại sau chiến tranh.