Lý giải nguyên nhân Mỹ tuyên chiến thương mại với Ấn Độ

GD&TĐ - Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tước của Ấn Độ các đặc quyền thương mại trong khuôn khổ Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Theo thông cáo báo chí của Nhà Trắng, sau khi quyết định có hiệu lực 60 ngày, hàng hóa của Ấn Độ xuất khẩu sang Mỹ sẽ phải chịu thuế hải quan do Washington áp đặt. Theo các nhà phân tích, với quyết định này, chiến lược lôi kéo Ấn Độ của Mỹ trong suốt 20 năm qua đã tan thành mây khói.

Những vòng tay nồng ấm của Donald Trump và Narendra Modi không làm dịu được căng thẳng thương mại Mỹ - Ấn
Những vòng tay nồng ấm của Donald Trump và Narendra Modi không làm dịu được căng thẳng thương mại Mỹ - Ấn

Một quyết định gây tranh cãi

Chính quyền Donald Trump vừa ra tuyên bố rằng, Ấn Độ đã không đảm bảo với Mỹ rằng họ sẽ cung cấp quyền tiếp cận công bằng vào nhiều lĩnh vực của thị trường Ấn Độ. Tại Ấn Độ, trị giá chương trình GSP lên tới 5 - 6 tỷ USD - hơn 10% tổng nguồn cung hàng hóa cho Mỹ.

Nếu tính mức độ hưởng lợi từ GSP, Ấn Độ đứng đầu các nước đang phát triển.

Về phần mình, New Delhi không có kế hoạch thảo luận với Washington về việc áp đặt các biện pháp trả đũa đối với hàng hóa của Mỹ. Điều này đã được Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Anup Wadhawan thông báo với Reuters. Cũng theo lời ông Anup Wadhawan, tổng lợi ích của GSP vào khoảng 190 triệu USD trên tổng doanh số xuất khẩu 5,6 tỷ USD giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu thuộc chương trình GSP của Ấn Độ đã giảm từ 30% (năm 2012) xuống chỉ còn 10% trong năm nay. Trong khi đó, xuất khẩu của Mỹ sang Ấn Độ đã tăng 28% trong năm 2018, gấp 2,5 lần so với doanh số xuất khẩu của Ấn Độ sang Mỹ.

Tuy nhiên, ông Trump cam kết rằng, việc loại trừ Ấn Độ khỏi GSP sẽ chỉ có tác động hạn chế đối với thương mại Ấn Độ. Donald Trump cũng cho biết, Mỹ và Ấn Độ đang thực hiện một gói thỏa thuận thương mại khác nhau có tính đến mong muốn của cả hai quốc gia.

Đi tìm nguyên nhân

Theo các nhà phân tích, mối quan hệ của Washington và Delhi, tất nhiên, khó có thể được gọi là đồng minh thân cận kiểu như Mỹ với Nhật Bản, Đài Loan hoặc Hàn Quốc. Tuy nhiên, người Mỹ thực sự muốn đưa Ấn Độ vào định dạng của họ để đối trọng với Trung Quốc ở châu Á. Ví dụ, trong “Định dạng tứ giác” của Hoa Kỳ - Ấn Độ - Nhật Bản - Australia, ông Vladimir Volkhonsky, Phó Giáo sư ở Viện Nghiên cứu châu Á và châu Phi tại Đại học Quốc gia Moscow, thành viên Câu lạc bộ Valdai khẳng định.

Chương trình GSP được thành lập từ năm 1976, đặt ra mức thuế bằng 0 đối với một số hàng hóa nhất định dành cho 120 quốc gia đang phát triển.Mục đích của chương trình nàylà để thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế giữa Mỹ và các quốc gia đang phát triển.

Trong xung đột Ấn Độ - Pakistan, Trung Quốc đứng về phía Pakistan, còn Mỹ đứng về phía Ấn Độ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã ủng hộ phía Ấn Độ, tán thành quyết định của Delhi về việc tấn công vào trại huấn luyện chiến binh ở Pakistan. Còn Pakistan, họ tận dụng triệt để sự ủng hộ của Trung Quốc - đối thủ địa chính trị chính của Mỹ ở châu Á. Gần đây, chính ông Donald Trump đã cố gắng với tư cách là một nhà hòa giải cho Delhi và Islamabad trong cuộc xung đột này.

Tuy nhiên, những chuyện mới xảy ra có vẻ không phù hợp với kịch bản của cuộc chiến gián tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ: Trump tuyên bố tước đặc quyền thương mại GSP đối với Ấn Độ.

Cốt lõi của vấn đề

Theo các nhà phân tích, tương tự như đối với Thổ Nhĩ Kỳ, người Mỹ không hài lòng với kế hoạch của Ấn Độ - mua hệ thống phòng không hiện đại S-400 của Nga. Quyết định mua 5 tổ hợp tên lửa S-400 được đưa ra vào mùa thu năm ngoái, số tiền hợp đồng ước tính khoảng 5,5 - 6 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2018, các ngân hàng Ấn Độ đã đình chỉ thanh toán theo hợp đồng với Rosoboronexport để tránh rơi vào cái gọi là lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ. Tuy nhiên, người đứng đầu Lầu Năm góc khi đó là James Mattis đã kêu gọi về “một ngoại lệ” cho Ấn Độ. Do đó, Quốc hội Mỹ đã bảo lưu luật pháp - trao cho chính phủ quyền tự quyết định xem có nên trừng phạt Ấn Độ hay không.

Bình luận về quyết định của Donald Trump, Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Giáo sư MGIMO (Nga), ông Sergei Lunev cho rằng, Trump đã không suy nghĩ thấu đáo về quyết định của mình và nếu ông ấy không thay đổi quyết định thì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của quan hệ song phương.

Theo ông Sergei Lunev, trong những năm gần đây, Ấn Độ đã hai lần thách thức Hoa Kỳ, họ chỉ hành động vì lợi ích quốc gia. Bất chấp lệnh áp đặt trừng phạt của Washington đối với Iran, Ấn Độ vẫn tiếp tục mua dầu từ nước Cộng hòa Hồi giáo.

Quyết định mua S-400 của Nga là lý do thứ hai khiến Washington thất vọng. Ấn Độ là nước mua vũ khí chính trên thị trường thế giới. Washington đã làm tất cả để phát triển thị trường này, nhưng Ấn Độ không đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào. Rất có thể, điều này giải thích cho quyết định của ông Trump - ông S.Lunev nói.

Điều làm giới phân tích quan tâm rằng Mỹ đã có chiến lược “quyến rũ” Ấn Độ trong 20 năm qua. Chính vì vậy, quyết định tước GSP của Ấn Độ sẽ gây ra một tình huống rất tiêu cực về phía New Delhi. Rất có thể, với quyết định này, ở Ấn Độ, Mỹ sẽ phải nhường chỗ cho một đối tác thương mại lớn là Trung Quốc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.