Theo cô Dương Thị Hằng, giáo viên Trường THPT Trần Quang Khải (Hưng Yên), đề tham khảo môn Giáo dục kinh tế và pháp luật gồm 28 câu với 40 lệnh hỏi, thời gian làm bài 50 phút. Đề gồm 2 dạng câu hỏi là trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn và câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai.
Về độ khó, cấp độ câu hỏi nhận biết và thông hiểu chiếm 70% tổng số câu với 6/10 điểm. Phần vận dụng chiếm 30% số lượng câu hỏi với 4/10 điểm. Độ phân hóa của đề tăng so với năm trước.
Về phạm vi kiến thức, đề bao gồm kiến thức của cả 3 khối 10, 11, 12. Trong đó, kiến thức lớp 10 chiếm 10% câu hỏi trong đề; thuộc cấp độ nhận biết, thông hiểu. Lớp 11 có 20% câu hỏi, thuộc cả 3 cấp độ tư duy nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Lớp 12 có 70% câu hỏi, phần câu hỏi đúng sai chủ yếu tập trung ở phần này.
Với đề tham khảo này, cô Dương Thị Hằng cho rằng, học sinh cần nắm chắc kiến thức cả 3 khối; đồng thời biết vận dụng linh hoạt kiến thức các chủ đề đã học vào tình huống để có thể làm hoàn thành bài thi tốt nhất, đặc biệt là đối với câu hỏi dạng đúng/sai.
Nhận định về đề tham khảo, cô Lê Thị Thanh Bình, giáo viên Trường THPT Phú Bài (Thừa Thiên Huế) cho rằng, câu hỏi trong đề rõ ràng, bám sát chương trình học. Các câu hỏi dạng đúng/sai yêu cầu học sinh phải có tư duy logic, nắm chắc kiến thức đã học mới làm được. Nội dung kiến thức trong đề có cả lớp 10, 11, 12, nhưng cơ bản tập trung ở lớp 12.
Lưu ý khi triển khai dạy học, ôn tập, cô Lê Thị Thanh Bình cho rằng, thầy cô cần bám sát đề tham khảo để ôn tập cho học sinh; yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức của từng bài, từng chủ đề; thường xuyên kiểm tra việc học tập trên lớp và kiểm tra việc học bài ở nhà của các em.
Giáo viên cũng cần lưu ý giúp học sinh tăng cường khả năng phân tích, đánh giá, tư duy logic trong làm bài; giải đáp những vướng mắc của học sinh trong học tập và luyện đề.
Để học sinh làm quen với đề tham khảo, việc ra đề kiểm tra định kỳ bám sát định hướng đề tham khảo và thường xuyên cho các em luyện các dạng câu hỏi theo cấu trúc đề là vô cùng quan trọng.
Dưới đây là ma trận đề tham khảo môn Giáo dục kinh tế và pháp luật do cô Dương Thị Hằng phân tích:
KHỐI | CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC | CÂU HỎI DẠNG 4 PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN | CÂU HỎI ĐÚNG/ SAI | SỐ CÂU/ LỆNH HỎI |
Khối 10 | Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế | Câu 1 | 1 | |
Chủ đề 2: Thị trường và cơ chế của thị trường | ||||
Chủ đề 3: Ngân sách nhà nước và thuế | Câu Đ/S 2, 4 ý a,b | 4 | ||
Chủ đề 4: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | Câu 10 | Câu Đ/S 3 ý d | 2 | |
Chủ đề 5: Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng trong đời sống | ||||
Chủ đề 6: Lập kế hoạch tài chính cá nhân | Câu Đ/S 2 ý d | 1 | ||
Chủ đề 7: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Câu 2, 12 | |||
Chủ đề 8: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam | Câu 11 | 2 | ||
Khối 11 | Chủ đề 1: Cạnh tranh, cung cầu trong nền kinh tế thị trường | Câu 15 | 1 | |
Chủ đề 2: Lạm phát, thất nghiệp | Câu 3 | 1 | ||
Chủ đề 3: Thị trường lao động và việc làm | Câu 14 | 1 | ||
Chủ đề 4: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh | Câu 4 | 1 | ||
Chủ đề 5: Đạo đức kinh doanh | ||||
Chủ đề 6: Văn hoá tiêu dùng | ||||
Chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật | Câu 5 | 1 | ||
Chủ đề 8: Một số quyền tự do cơ bản của CD | Câu 13 | 1 | ||
Chủ đề 9: Một số quyền dân chủ cơ bản của CD | Câu 6 | 1 | ||
Khối 12 | Chủ đề 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế | Câu 7 | 1 | |
Chủ đề 2: Hội nhập kinh tế quốc tế | Câu 22 | Câu Đ/S 1 ý a, b, d | 4 | |
Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội | Câu 8, 16, 17 | 3 | ||
Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh | Câu Đ/S 1 ý c | 1 | ||
Chủ đề 5: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp | Câu Đ/S 3 ý a, b | 2 | ||
Chủ đề 6: Quản lý thu chi trong gia đình | Câu 18,19 | 2 | ||
Chủ đề 7: Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế | Câu 9 | 1 | ||
Chủ đề 8: Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hoá – xã hội | Câu 20, 21 | Câu Đ/S 3 ý c | 3 | |
Chủ đề 9: Một số vấn đề cơ bản của luật quốc tế | Câu 23, 24 | Câu Đ/S 4 ý a, b, d | 5 |