Lưu giữ nghề cổ

GD&TĐ - Nằm ở thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), làng Tế Tiêu nổi tiếng với nghệ thuật múa rối truyền thống. Về  làng hỏi nghệ nhân “Bằng rối”, ai cũng biết, bởi anh Phạm Công Bằng (sinh năm 1976) vừa trở thành nghệ nhân ưu tú trẻ nhất Việt Nam hiện nay.

Rối làng Tế Tiêu vượt ra khỏi làng xã chinh phục khán giả.
Rối làng Tế Tiêu vượt ra khỏi làng xã chinh phục khán giả.

Nghề rối ở làng Tế Tiêu tồn tại hơn 100 năm, được khởi xướng bởi một người mang tên “ông Cao” có tài làm trò rối, leo dây trong những gánh xiếc. Sau này, nghề rối Tế Tiêu phát triển mạnh vào những năm 1956, 1957 và thường được biểu diễn các dịp hội làng, Trung thu, tiễn bộ đội lên đường... trở thành một nét văn hóa dân gian không thể thiếu của người dân bên bờ sông Đáy.

Anh Phạm Công Bằng là con trai thứ 9, tiếp bước cha trên con đường duy trì nghề cổ. Năm 2001, anh Bằng cùng với cụ Phạm Văn Bể xây dựng Thủy đình để biểu diễn phục vụ bà con trong làng cũng như thu hút du khách trong và ngoài nước đến thưởng thức.

Anh Bằng cho biết: Cha anh - cụ Phạm Văn Bể gắn bó với nghề vào những năm 1957. Trước nguy cơ mai một nghề cổ truyền này của quê hương, cụ Bể quyết tâm vực dậy nghề rối vào những năm 1990 và rối Tế Tiêu đã thực sự hồi sinh sau 25 năm gián đoạn, mở ra một giai đoạn phát triển mới.

Với gần 100 trò diễn, hàng nghìn chú rối - đã vượt khỏi làng xã, đến với những hội diễn lớn và giành được sự yêu mến của khán giả trong và ngoài nước.

Tập diễn trước thủy đình.
Tập diễn trước thủy đình. 
Anh Phạm Văn Bằng - Nghệ nhân ưu tú trẻ nhất nước.
 Anh Phạm Văn Bằng - Nghệ nhân ưu tú trẻ nhất nước.
Trau chuốt từng sản phẩm.
 Trau chuốt từng sản phẩm.
Thành quả lao động.
Thành quả lao động. 
Giới thiệu nghề truyền thống với du khách.
Giới thiệu nghề truyền thống với du khách.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ