Lưỡng viện Mỹ xôn xao vì thông tin lệnh bắt giữ lãnh đạo Israel

GD&TĐ - Các nhà lập pháp Mỹ kêu gọi Tổng thống Biden trả đũa Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) vì lệnh bắt giữ Tổng thống Israel.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có thể nhận lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có thể nhận lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế.

Các nhà lập pháp Mỹ thuộc cả 2 đảng Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã kêu gọi trả đũa Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) nếu cơ quan này ban hành lệnh bắt giữ các nhân vật cấp cao của Israel về vai trò của họ trong cáo buộc tội ác chiến tranh chống lại người Palestine.

Truyền thông quốc tế trước đó đưa tin, tòa án có trụ sở tại Hague sẽ ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Benjamin Netanyahu và các quan chức Israel khác.

Hạ nghị sĩ Mỹ Brad Sherman bày tỏ sự phản đối của mình đối với bất kỳ động thái nào của ICC chống lại các nhà lãnh đạo nhà nước Do Thái.

Vị nghị sĩ 14 nhiệm kỳ cho rằng, lệnh bắt đối với Thủ tướng Israel sẽ biến tòa án thành một “tòa án dối trá", đồng thời nhấn mạnh Tổng thống Joe Biden phải lên án điều này.

"Tôi biết Quốc hội sẽ đảm bảo hậu quả cho một quyết định vô lý như vậy" - nghị sĩ Brad Sherman nói.

Trong khi đó, Nghị sĩ đảng Dân chủ tại New York Ritchie Torres cũng phản đối thông tin về lệnh bắt giữ của ICC với ông Netanyahu.

Ông nhấn mạnh, “việc vũ khí hóa luật pháp - nhằm phục vụ khủng bố - không thể được phép tồn tại".

Nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã đưa ra những tuyên bố tương tự. Đại diện Elise Stefanik tại New York nói: “ICC đang hỗ trợ Hamas bằng cách cố gắng trừng phạt nền dân chủ duy nhất ở Trung Đông chỉ vì tự bảo vệ mình trước nạn khủng bố man rợ”.

Thượng nghị sĩ John Fetterman tại Pennsylvania cho biết, việc tìm cách truy tố các nhà lãnh đạo Israel “sẽ là một đòn chí mạng đối với vị thế tư pháp và đạo đức của ICC”. Ông kêu gọi Biden can thiệp.

Về phần mình, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cho rằng ICC không có thẩm quyền đối với Israel. Ông gọi các lệnh bắt giữ có thể là “vô căn cứ và bất hợp pháp”, đồng thời nói thêm rằng chúng sẽ làm suy yếu an ninh quốc gia của Mỹ.

Lệnh bắt giữ của ICC có liên quan đến cuộc điều tra của ICC về những cáo buộc tàn bạo của quân đội Israel và các nhóm chiến binh Palestine kể từ năm 2014.

Mặc dù Tây Jerusalem không phải là một bên tham gia Quy chế Rome, hiệp ước thành lập ICC, nhưng lệnh bắt giữ có thể ngăn cản các nhà lãnh đạo Israel đi đến bất kỳ quốc gia nào trong số 124 quốc gia công nhận thẩm quyền của tòa án.

Axios hôm đầu tuần đưa tin rằng, ông Netanyahu đã yêu cầu Tổng thống Mỹ Joe Biden ngăn ICC truy tố ông hoặc các quan chức khác trong chính phủ của ông.

Israel và Hamas đã xảy ra cuộc chiến kéo dài một tháng vào năm 2014. Cuộc xung đột mới nhất giữa họ bắt đầu vào tháng 10/2023, khi các chiến binh Hamas tiến hành các cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào các ngôi làng phía nam Israel, giết chết hơn 1.100 người và đưa hàng trăm con tin trở về Gaza.

Kể từ đó, hơn 34.000 người Palestine đã thiệt mạng do đợt ném bom dữ dội kéo dài 7 tháng của Israel.

Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc (ICJ) đã đưa ra phán quyết vào tháng 1/2024 đã nhận định rằng việc lực lượng Israel đã thực hiện hành vi diệt chủng ở vùng đất bị bao vây của người Palestine là “có lý” .

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cán bộ Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) trả lời thắc mắc của học sinh Trường THCS Thanh Xuân về tác hại của thuốc lá điện tử. Ảnh: TG

Hình thành thói quen 'nói không với thuốc lá'

GD&TĐ - Các nhà trường đã và đang triển khai nhiều giải pháp đa dạng để tuyên truyền về tác hại của khói thuốc, giúp học sinh hình thành thói quen “nói không với thuốc lá”.