Luôn có một kiểu người này nơi công sở: Sếp khinh thường, đồng nghiệp cười chê, muôn đời không thăng tiến

Nếu trở thành người như thế này, ở nơi làm việc bạn sẽ chẳng được ai chào đón.

Luôn có một kiểu người này nơi công sở: Sếp khinh thường, đồng nghiệp cười chê, muôn đời không thăng tiến

Người lắm chuyện

Những người lắm chuyện thường đào bới thông tin về đời tư và công việc của đồng nghiệp, sau đó nói cho cả văn phòng biết. Kiểu người này thường dành thời gian bàn luận về các vấn đề diễn ra nơi công sở hơn là bắt tay vào làm việc của mình.

Chính vì vậy, họ thường mang tiếng xấu là không chuyên nghiệp. Các đồng nghiệp cũng cảm thấy khó khăn khi phải tin tưởng kiểu người này và tránh làm việc nhóm hoặc đề bạt họ.

Kiểu hay buôn chuyện

Biểu hiện: Chủ đề nói chuyện quen thuộc của những người này là: “Tối qua Dave đi uống với Sharon phòng nhân sự à? Kevin phòng kế toán có trục trặc với vợ đúng không?”.

ndnnguoi-nhut-nhat-1-15577131462492006272003-crop-15577131594891750317431

Kiểu người này không chỉ biết, mà còn muốn nói cho tất cả mọi người điều họ biết nữa.

Cách đối phó: Bạn có thể thấy những câu chuyện của họ khá thú vị. Nhưng họ chính là một trong những đồng nghiệp nguy hiểm nhất quanh bạn. Họ sẽ biến những chuyện riêng tư thành chuyện của công chúng. Vì thế, tốt nhất là hãy giữ khoảng cách an toàn.

Người mềm lòng

Người mềm lòng là những người luôn luôn đồng ý. Họ không biết nói không với các nhiệm vụ mới, các ý tưởng tồi tệ hay với những người đồng nghiệp thiếu tôn trọng.

Nỗi sợ không dám thể hiện quan điểm của họ thường được ngụy trang thành lòng tốt, tuy nhiên, thái độ thiếu đóng góp này có thể cản trở quá trình việc nhóm.

Kiểu người này sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý các ưu tiên, từ đó dễ bị tụt lại. Họ cũng không phải là một nhân viên sáng tạo. Thêm vào đó, họ dễ bị hiểu nhầm là chỉ biết nịnh bợ sếp.

 Kiểu thích ra lệnh

pngtree-flat-business-office-business-man-office-png-image39635-15589284669201642721191-crop-15589284871071790959444

Biểu hiện: Những người này có quan điểm rất “thú vị” về làm việc nhóm. Họ sẽ yêu cầu bạn làm công việc của mình, trong khi họ làm những thứ “quan trọng” khác như xem bóng đá trên YouTube và chơi game trên trình duyệt.

Chức vụ của họ có thể còn không bằng bạn, nhưng như người ta nói đấy: “Nếu bạn không nói, chẳng ai biết bạn muốn gì cả”.

Cách đối phó: Hãy dừng ngay việc đó lại. Nếu bạn tỏ ra nhượng bộ, họ sẽ lấn tới và sẽ khiến cuộc đời bạn trở nên thực sự đau khổ.

Người bảo thủ

Trái ngược với người mềm lòng, kiểu người này thường phản đối ý kiến của người khác. Họ thích làm theo những điều mình đã quen và cố gắng giữ chúng như cũ, dù phải trả giá bằng hiệu suất làm việc.

Những người bảo thủ thường mải mê thực thi kỷ luật và gặp khó khăn trong việc tin tưởng đồng nghiệp hay các báo cáo trực tiếp. Điều này khiến họ không thể làm việc hiệu quả. Họ chính là những kẻ thích kiểm soát mọi thứ.

Người đóng vai "nạn nhân"

Kiểu người này cho rằng, dù vấn đề gì xảy ra ở nơi công sở cũng không phải lỗi của họ. Họ không chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình hay cho việc trễ deadline.

Họ có thói quen đổ lỗi cho những người khác trong văn phòng. Những người chuyên đóng vai "nạn nhân" này nghĩ rằng mình không bị ràng buộc bởi các quy tắc. Sớm muộn gì họ cũng đánh mất niềm tin của đồng nghiệp.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.