Lưới lửa đánh chặn chắp vá tại chiến sự và lựa chọn

GD&TĐ - Theo Financial Times (Anh), sức mạnh hệ thống phòng không Ukraine sẽ thay đổi đáng kể sau khi được gia cố bằng Patriot và một số hệ thống khác.

Ukraine tiếp nhận hệ thống Patriot.
Ukraine tiếp nhận hệ thống Patriot.

Cam kết của Mỹ

Báo Anh cho biết, Tổng thống Joe Biden tuyên bố rằng ông đã đảm bảo cung cấp thêm hệ thống phòng không cho Ukraine, trong đó bao gồm cả các khẩu đội Patriot. Ngoài Mỹ, còn có 5 quốc gia khác đã đồng ý gửi Patriot và các hệ thống phòng không khác tới Ukraine.

Phát biểu với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sau khi ký kết thỏa thuận an ninh 10 năm bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 ở Puglia, Tổng thống Biden nói thêm rằng Kiev sẽ bắt đầu nhận được nhiều hệ thống hơn một cách nhanh chóng.

Hiện Ba Lan, Romania và Đức nằm trong số các quốc gia châu Âu đã đặt hàng mua hệ thống Patriot. Tây Ban Nha cũng có đơn đặt hàng như vậy và NATO đã đặt mua 1.000 tên lửa Patriot hồi đầu năm.

Ngoài ra, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Romania có Patriot trong kho vũ khí, nhưng chưa cho phép chuyển các hệ thống đó sang Ukraine. Hiện nay Ukraine được trang bị ít nhất 4 hệ thống Patriot do Mỹ và các nước NATO cung cấp.

Đáp ứng 25% yêu cầu

Đánh giá về hệ thống phòng không Ukraine, tờ Defense News của Mỹ cho rằng, phòng không Ukraine từ trước đã gặp vấn đề bất cân xứng về số lượng, điều mà một vài khẩu đội Patriot bổ sung không thể giải quyết.

Kiev chỉ sở hữu không nhiều hơn 4 khẩu đội Patriot, trong đó một khẩu đội mất hai bệ phóng gần tiền tuyến do bị Nga tập kích khi di chuyển.

Theo tính toán của chính Tổng thống Zelensky, lưới phòng không chắp vá của Ukraine với các hệ thống từ thời Liên Xô, hàng viện trợ của Mỹ, NATO và sản phẩm nội địa chỉ đáp ứng được 25% yêu cầu tác chiến.

Tổng thống Ukraine nói phòng không nước này cần đến 25 khẩu đội Patriot để bao phủ không phận trên toàn lãnh thổ. Con số này cao gấp 8 lần những gì Ukraine đang có và nhiều hơn hai lần sản lượng hàng năm mà Raytheon, hãng sản xuất tên lửa Patriot của Mỹ, có thể đạt được.

Theo Geoff LaMear, chuyên gia tại tổ chức tư vấn Defense Priorities, trụ sở ở Washington, khi Nga không ngừng tiến hành các cuộc không kích, lưới phòng không Ukraine sẽ ngày càng dễ tổn thương, trong khi những tổ hợp Patriot được triển khai lại có thể trở thành gánh nặng với Kiev.

Nga đang lợi dụng điểm yếu của phòng không Ukraine để tăng cường hoạt động trinh sát đường không nhằm phát hiện và phá hủy các mục tiêu chiến lược xa tiền tuyến, như hệ thống phòng không đắt tiền và nhà máy điện.

Đối mặt với tình trạng này, hệ thống Patriot tỷ USD càng dễ bị tổn thương do chúng thiếu các tổ hợp nhiều tầng để bảo vệ. Khi hoạt động đơn độc, Patriot trở thành mục tiêu dễ dàng cho máy bay không người lái (UAV) có thể bay thấp và ngày càng tinh vi của Nga.

Do thiếu về số lượng, phòng không Ukraine cũng đối mặt với hạn chế về tầm bao phủ lẫn chiều sâu. Patriot chỉ có thể bảo vệ phòng tuyến hoặc hạ tầng ở hậu phương của Ukraine, không thể làm cùng lúc hai việc. Kể cả nếu thực hiện được, các khẩu đội Patriot của Ukraine khó lòng duy trì lâu điều này.

Ông Zelensky từng thừa nhận Ukraine cạn tên lửa để đối phó với đòn tập kích của Nga nhằm vào nhà máy điện. Theo học giả LaMear, Ukraine gần đây nhận thêm một số đạn tên lửa Patriot, nhưng điều này chỉ trì hoãn chứ không thay đổi được thực tế nghiệt ngã trên chiến trường.

Cùng với đó, ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ không thể sản xuất lượng lớn đạn tên lửa đắt tiền. Trong khi Nga có thể liên tục chế tạo UAV Geran-2, tên lửa Iskander và Kinzhal và biến bom thường thành bom lượn.

Số lượng Patriot không phải yếu tố hạn chế khả năng bảo vệ nhà máy điện và hạ tầng trọng yếu của Ukraine, mà là việc họ có bao nhiêu đạn tên lửa. Vấn đề này đã xuất hiện trong loạt trận tập kích gần đây của Nga và khó có thể khắc phục trong thời gian sớm.

Học giả LaMear cho rằng Mỹ không thể thay đổi được kết quả xung đột Nga - Ukraine chỉ bằng viện trợ quân sự, cũng như không thể trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến, do lo ngại nguy cơ nổ ra đụng độ trực tiếp với Nga.

"Thay vào đó, Mỹ nên tận dụng sức mạnh ngoại giao để thúc đẩy lệnh ngừng bắn hoặc ít nhất khởi động nền tảng để đưa Nga và Ukraine tới bàn đàm phán. Không có gì thay thế được điều này", LaMear nói.

Ngoài tình trạng ngày càng tồi tệ của phòng không, Ukraine đang bị Nga áp đảo về pháo binh khi Moskva khai hỏa lượng đạn gấp khoảng 10 lần Kiev.

Quân đội Ukraine thiếu nhân lực nghiêm trọng, trong khi Nga giành được ưu thế cục bộ tại tỉnh Kharkov và buộc đối phương phải dàn mỏng lực lượng vốn đã hạn chế.

"Ukraine lúc này có thể đang ở vị trí tốt nhất để đàm phán, mỗi ngày trôi qua sẽ làm xói mòn sức mạnh và khả năng thương lượng của nước này. Nếu Mỹ muốn làm những gì tốt nhất cho Ukraine, họ không nên khuyến khích nước này bước vào con đường hủy diệt", LaMear kết luận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.