Lùi thời điểm để triển khai hiệu quả chương trình mới

GD&TĐ - Các chuyên gia giáo dục cho rằng, cần thêm thời gian để chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình, sách giáo khoa mới; do đó, nên ủng hộ Chính phủ trong việc lùi thời gian triển khai chương trình này.

Lùi thời điểm để triển khai hiệu quả chương trình mới
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Nên lùi thời gian thực hiện, nhưng cũng không nên quá kéo dài

Hiện nay, ngành Giáo dục cần thời gian để hoàn chỉnh toàn bộ chương trình mới nên chúng ta nên ủng hộ đề nghị của Bộ GD&ĐT là lùi thời gian thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Chia sẻ điều này, PGS Trần Xuân Nhĩ đồng thời lưu ý, việc lùi này không nên quá kéo dài, bởi với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, mọi thứ sẽ thay đổi rất nhanh chóng.

Còn mấu chốt quan trọng nhất giúp chương trình mới triển khai thành công, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh vai trò của người thầy.

"Việc đưa công nghệ vào dạy học cũng là từ người thầy; đổi mới phương pháp cũng là người thầy... Khó có thể triển khai đổi mới nếu không có những người thầy tốt. Do đó, phải tập trung giải quyết vấn đề đội ngũ - đây là một bài toán vô cùng quan trọng" - PGS Trần Xuân Nhĩ cho hay.

TS Nguyễn Tùng Lâm
TS Nguyễn Tùng Lâm

TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội: Lộ trình thực hiện theo kiến nghị điều chỉnh của Chính phủ là cách làm chắc chắn và khôn khéo

TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) thể hiện sự đồng tình với việc lùi thời gian triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới để chuẩn bị chương trình, sách giáo khoa chất lượng; đồng thời cũng tạo điều kiện thêm cho các địa phương chuẩn bị các điều kiện triển khai như đội ngũ, cơ sở vật chất...

Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cũng đồng tình triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học trên phạm vi toàn quốc đối với cấp tiểu học từ năm học 2019 - 2020, đối với cấp THCS từ năm học 2020 - 2021 và đối với cấp THPT từ năm học 2021 - 2022.

"Những cấp học sau khó hơn nên cần sự chuẩn bị lâu hơn; đó là cách làm chắc chắn và khôn khéo" - TS Nguyễn Tùng Lâm nhận định.

Đưa quan điểm nhằm giúp chương trình, sách giáo khoa mới đi vào đời sống thành công, TS Nguyễn Tùng Lâm khẳng định điều quan trọng đầu tiên là đội ngũ. Bởi chương trình và sách giáo khoa có hay đến mấy nhưng người thầy triển khai không tốt cũng sẽ không thành công.

"Nhân vấn đề kiến nghị nâng lương cho giáo viên, tôi cho rằng, nên gắn việc đào tạo, bồi dưỡng của bản thân giáo viên với việc được hưởng mức lương mới.

Chỉ những giáo viên đáp ứng yêu cầu mới được hưởng mức lương mới này, từ đó tạo động lực, trách nhiệm cho giáo viên. Cùng với đó là phải giao quyền tự chủ cho các nhà trường - điều này cũng rất quan trọng" - TS Nguyễn Tùng Lâm cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.