Luật Nhà giáo sẽ giải quyết được tính đặc thù nghề nghiệp giáo viên

GD&TĐ - Ngoài một số điều khoản trong Luật Giáo dục, Luật giáo dục Đại học, Luật giáo dục nghề nghiệp, các hoạt động, chính sách của các chủ thể liên quan trong ngành giáo dục thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng bởi Luật Viên chức. Tuy nhiên, những Luật này vẫn còn chung chung, chưa giải quyết được tính đặc thù nghề nghiệp nhà giáo. 

Giáo viên THPT tại Đà Nẵng và Quảng Nam tham gia tập huấn Chương trình "Phát triển Chương trình giảng dạy STEM cho học sinh THPT" tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh (ĐH Đà Nẵng)
Giáo viên THPT tại Đà Nẵng và Quảng Nam tham gia tập huấn Chương trình "Phát triển Chương trình giảng dạy STEM cho học sinh THPT" tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh (ĐH Đà Nẵng)

Cần thiết và cấp bách phải xây dựng Luật Nhà giáo

Thầy Lê Vinh – Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (TP Đà Nẵng) nhận xét: Trong Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp đều có các chương quy định về nhà giáo. Trong Điều lệ trường phổ thông cũng đã phân định rõ nhà giáo được làm gì, không được làm gì. Ngoài ra, lao động là nhà giáo đang được điều chỉnh bằng Luật Viên chức cùng Nghị định dưới luật. Tuy nhiên, những Luật này vẫn còn chung chung, chưa giải quyết được tính đặc thù nghề nghiệp nhà giáo.

Vì vậy, nếu có Luật Nhà giáo thì mọi thứ rõ ràng hơn, đầy đủ hơn, chi phối nhiều mặt liên quan đến hoạt động giáo dục. Luật Nhà giáo rõ ràng cần thiết cho hiện tại và đặc biệt là cho tương lai.

Theo lý giải của thầy Lê Vinh, thì mức độ nguy hiểm của nhà giáo đang ngày càng tăng. “Khi có điều luật cụ thể, sẽ định hướng cho các thầy cô giáo thực hiện một cách đầy đủ, có trách nhiệm những việc được phép làm. Khi đó, giáo viên sẽ không bị những nguy hiểm chi phối. Các hoạt động của nhà giáo trong mối tương quan với các hoạt động khác của xã hội được phân định rõ ràng. Mỗi cá nhân hoặc tổ chức, khi tham gia vào một vụ việc cụ thể trong hoạt động giáo dục thì sẽ biết nếu làm sai thì có những mức xử phạt cụ thể như thế nào” – thầy Vinh phân tích.

Thầy Lê Vinh cho rằng, khi có Luật Nhà giáo rồi thì các quyền của nhà giáo cũng được minh định hơn. Giáo viên sẽ phấn đấu để trở thành nhà giáo tốt một cách rõ ràng, lương hướng, tuyển dụng cũng rõ ràng hơn. Trong xu hướng hội nhập toàn cầu thì việc phát triển của nhà giáo phải có chuẩn để phát triển. Nếu họ có vi phạm, có thành công thì đã có những căn cứ rõ ràng để xử phạt hoặc khen thưởng. Nếu vậy, những yếu tố chi phối bên ngoài như áp lực dư luận… sẽ ít tác động đến hơn. Luật Nhà giáo sẽ giúp bảo vệ được các thầy cô giáo một cách tốt nhất.

Những giáo viên Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) được đặc cách tuyển dụng theo Nghị định 140 của Chính phủ.

Những giáo viên Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) được đặc cách tuyển dụng theo Nghị định 140 của Chính phủ.

Có cùng quan điểm như vậy, ông Lê Vũ – Giám đốc Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng cho rằng: Hiện nay, các hoạt động, chính sách của các chủ thể liên quan trong ngành giáo dục thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng bởi Luật Công chức, Luật Viên chức và Luật Giáo dục; trong đó Luật Giáo dục có 01 chương, 14 điều quy định về nhà giáo. Lần này Quốc hội có chủ trương xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo là hết sức cần thiết.

Theo như phân tích của ông Lê Vũ, Luật Viên chức chưa có các quy định đặc thù dành cho nghề giáo như: nguyên tắc quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá.

Ngoài ra, nếu có văn bản Luật riêng cho đối tượng nhà giáo sẽ nâng cao được vị thế nhà giáo, thể hiện các yêu cầu, đặc điểm nghề giáo và các chính sách nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ mới. Đặc biệt là các tiêu chuẩn mới của nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29.

“Luật Nhà giáo ra đời thì sẽ tạo ra cơ chế, chính sách thu hút, huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục. Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT, các cơ quan hữu quan sẽ ban hành các chính sách phù hợp với địa bàn, vùng miền trong phạm vi cả nước” – ông Vũ đơn cử.

Khi ngành giáo dục không chủ động trong tuyển dụng giáo viên

Tại phiên giải trình về việc thực hiện chính sách pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức vào ngày 25/2, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết vẫn còn rất nhiều bất cập trong tuyển dụng giáo viên. Hầu hết ở các địa phương, cơ quan chuyên môn là Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên nên không chủ động trong điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học.

Ngoài ra, sự phối hợp giữa ngành Nội vụ với ngành Giáo dục trong tuyển dụng chưa chặt chẽ, chưa tính đến những yêu cầu đặc thù của nhà giáo; chưa có Luật quy định riêng để quan tâm đến yếu tố đặc thù của nhà giáo trong tuyển dụng, chưa có giải pháp mạnh mẽ để thu hút người giỏi vào ngành Giáo dục như chế độ tuyển dụng, tiền lương, phụ cấp.

Theo phân cấp quản lý, cấp Sở GD&ĐT chỉ tuyển GV bậc THPT còn từ cấp THCS trở xuống sẽ do chủ tịch huyện quyết định. Có nơi, chủ tịch huyện sẽ giao Phòng GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Phòng Nội vụ và Tài chính, nhưng có nơi làm ngược lại.

Ông Hà Thanh Quốc – nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam cũng cho rằng, việc phân cấp trong quản lý giáo dục trên thực tế đã có sự biến dạng, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ đạo và nâng cao chất lượng giáo dục. Ông Quốc chia sẻ câu chuyện rằng bản thân đã từng tổ chức một buổi gặp mặt các Trưởng, Phó trưởng phòng các Phòng GD&ĐT quận/huyện trên địa bàn tỉnh chỉ để biết mặt vì “làm Giám đốc Sở mà không biết lãnh đạo Phòng GD&ĐT các địa phương mới được bổ nhiệm”.

Cũng đã có ý kiến cho rằng, nếu cấp Phòng GD&ĐT không quản lý giáo viên mà chỉ quản lý về mặt chuyên môn thì khi tuyển dụng giáo viên mà không ổn thì trách nhiệm có phải thuộc về phòng GD hay không? Nếu chỉ đơn thuần là chuyên môn thì rõ ràng công tác bán trú ở trường tiểu học không thuộc trách nhiệm quản lý của Phòng GD&ĐT vì tiểu học không có chức năng nuôi, không nuôi bán trú như ở mầm non.

Một thời gian dài trước khi Luật Giáo dục sửa đổi được áp dụng, Sở Nội vụ Đà Nẵng yêu cầu trình độ của người dự tuyển vào vị trí giáo viên mầm non và tiểu học phải là đại học sư phạm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều năm liền, Đà Nẵng không tuyển đủ giáo viên ở 2 bậc học này do mâu thuẫn giữa yêu cầu trình độ và chế độ lương được hưởng. Dù tuyển dụng giáo viên có trình độ đại học nhưng đến khi trúng tuyển, đi dạy thì lại trả lương theo bậc trung cấp.

Ông Lê Vũ - Giám đốc Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng cho rằng, khi có Luật Nhà giáo thì các văn bản dưới luật sẽ được ban hành giúp cho đổi mới các lĩnh vực liên quan đến phát triển đội ngũ nhà giáo; đổi mới các cơ chế tài chính, cơ chế lương trong giáo dục; đổi mới chính sách tuyển dụng, thu hút người tài, người giỏi, người có tâm vào ngành giáo dục, thu hút được lực lượng giáo viên về công tác tại các địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

Luật Nhà giáo sẽ tạo đà chuyển biến tích cực cho ngành giáo dục phát triển các chính sách, dự án trọng điểm phát triển giáo dục ở các cấp học, bậc học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.