Luật Giáo dục của Việt Nam đang thay đổi để theo kịp thời đại

GD&TĐ - Điều phối chính phiên thảo luận về Y tế và Giáo dục tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS) nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, nhà đồng sáng lập Apollo English Khalid Muhmood đã có những nhận định rất thẳng thắn khi đề cập đến giáo dục Việt Nam hiện nay.

Ông Khalid Muhmood Điều phối chính phiên thảo luận về Y tế và Giáo dục tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS) nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017
Ông Khalid Muhmood Điều phối chính phiên thảo luận về Y tế và Giáo dục tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS) nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017
Trao đổi với báo Giáo dục và Thời đại, bằng kinh nghiệm hơn 20 năm gắn bó với trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đất nước hình chữ S, ông Khalid rất tâm huyết trao đổi về những góc nhìn của mình xung quanh việc đón đầu cơ hội để phát triển của giáo dục Việt Nam.

Giáo dục Việt Nam thành công trong khai thác những “tài nguyên” vốn có

* Được biết ông tham gia APEC 2017 với vai trò là điều phối viên chính phiên thảo luận về Y tế & Giáo dục, trong đó ông có nhận định: Về mặt Giáo dục, Việt Nam được thế giới ghi nhận là thành công trong việc khai thác những tài nguyên vốn có... Ông có thể nói rõ hơn về điều này?

- Tôi có thể khẳng định rằng Việt Nam đã được công nhận trên toàn thế giới về những thành tựu đạt được nhờ các nguồn lực mà đất nước các bạn đã và đang có.

Tôi có thể lấy ví dụ như hệ thống xếp hạng được công nhận trên toàn thế giới PISA (Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế). PISA cung cấp bảng xếp hạng giáo dục dựa trên các bài kiểm tra quốc tế của các học sinh 15 tuổi trên các lĩnh vực Toán, Đọc - Hiểu và Khoa học. Theo đó, Việt Nam đầu tư vào giáo dục ít hơn các nước khác nhưng lại đạt được thành tích tốt hơn nhiều. Học sinh Việt Nam được xếp hạng cao hơn Đức và Thụy Sĩ về Khoa học - cao hơn Mỹ về Khoa học và Toán.

Tất nhiên vẫn còn nhiều lỗ hổng cần cải tiến trong hệ thống giáo dục nhưng cũng phải công nhận rằng Việt Nam đang đạt được rất nhiều thành công với những gì mà đất nước các bạn vốn dĩ sở hữu.

* Thời gian gần đây, giáo dục Việt Nam có những bước chuyển quan trọng với công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện. Từ góc nhìn của một chuyên gia giáo dục nước ngoài gắn bó hơn 20 năm với Việt Nam, ông đánh giá thế nào về tình hình giáo dục Việt Nam hiện tại? 

- Đây là một câu hỏi phức tạp bởi vì liên quan đến nhiều khía cạnh và trình độ trong hệ thống giáo dục. Trên quan điểm nhìn từ một bức tranh lớn, những lĩnh vực cải tiến mà tôi thấy, khi đầu tư vào giáo dục, thì những nội dung của Luật pháp Chính phủ đôi khi chỉ có thể phù hợp với quá khứ mà chưa phù hợp với hiện tại, với xu hướng, ví dụ như học trực tuyến. Điều đó đang bắt đầu thay đổi.

Cũng có rất nhiều nhà đầu tư có thể đầu tư vào các cơ sở vật chất vượt trội nhưng sau đó lại bỏ qua các yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ tổ chức giáo dục nào - đó chính là giáo viên/giảng viên. Về mặt tích cực, nên thấy rằng Luật Giáo dục của Việt Nam đang thay đổi để theo kịp thời đại và tôi lạc quan rằng con đường tiếp cận với giáo dục có chất lượng ở Việt Nam sẽ ngày càng tốt hơn nữa.

* Tại diễn đàn về Giáo dục và Y tế APEC 2017, ông có đề cập đến thách thức và cơ hội cho giáo dục Việt Nam. Xin ông nói rõ hơn về vấn đề này? Theo ông, làm thế nào để giáo dục Việt Nam vượt qua thách thức và đón đầu cơ hội?

- Tin đáng mừng là tất cả mọi người đều mong đợi nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng thứ hạng toàn cầu dựa trên GDP trong vài năm tới. Điều này sẽ tạo ra công ăn việc làm và cơ hội.

 Thách thức khi nói đến giáo dục là tìm ra giải pháp làm thế nào để đảm bảo rằng không chỉ những người có tiền mới có thể nhận được một nền giáo dục có chất lượng. Nhiều quốc gia đang gặp khó khăn lớn với thách thức này.

Tôi chưa có giải pháp, tuy nhiên tôi biết rằng đó là những nước thuộc bán đảo Scandinavia có thành tích được ghi nhận tốt nhất về việc có được một hệ thống giáo dục chất lượng mà mọi người có thể tiếp cận được - cho dù là người giàu hay người nghèo. Cách đây vài tháng, một phái đoàn cấp cao của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đến thăm các nước trên.

Những học viên nhí của Apolo English

Những học viên nhí của Apolo English

Chúng ta đang dần chuyển từ một xã hội dạy học sang một xã hội học tập chủ động

* Ông quan tâm đến khu vực giáo dục nào nhất tại Việt Nam hiện nay? Và ông có những kiến giải, góp ý gì để khu vực giáo dục này tốt hơn?

- Niềm đam mê của tôi nằm ở những gì chúng tôi đã làm ở Apollo English, chính là việc giáo dục trẻ em trở thành công dân toàn cầu và thúc đẩy sự thịnh vượng. Điều này được chúng tôi áp dụng cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên cho đến độ tuổi thiếu niên. Hệ thống Đào tạo Công dân Toàn cầu của Apollo English chúng tôi đã phát triển có ba thành phần chính: Giao tiếp tự tin và trôi chảy ngôn ngữ toàn cầu (tiếng Anh); Thành công trong học tập (tập trung vào kỳ thi 2 kì thi là Cambridge và IELTS); Rèn luyện các kỹ năng tương lai (Giao tiếp, Hợp tác, Tư duy phản biện và Sáng tạo)

Riêng Ở trường Đại học Anh quốc (British University Vietnam – BUV và Apollo English 360 (tiếng Anh dành cho người lớn), chúng tôi tập trung vào các khóa học chuyên sâu và trình độ chuyên môn.  Điều đó đem lại cho sinh viên của chúng tôi những lợi thế nhất định để tự tin có được công việc như ý hoặc đẩy nhanh tiến độ phát triển sự nghiệp của họ.

* Hiện nay hay nói đến cách mạng 4.0 - một sự kết nối toàn diện. Với lĩnh vực tiếng Anh, theo ông, cách mạng 4.0 có khiến người ta ít đến trường, lớp, trung tâm để học tập mà chọn ứng dụng các công nghệ để học tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi không? Ông dự đoán xu hướng học tiếng Anh thời gian tới sẽ là gì?

- Tôi không nghĩ rằng đó là vấn đề tiêu cực khi mọi người sẽ chọn học qua công nghệ thay vì đến các lớp học. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang dần chuyển từ một xã hội dạy học sang một xã hội học tập chủ động. Mọi người sẽ có rất nhiều cơ hội để học hỏi thông qua trực tuyến – có thể từ gia đình, từ giáo viên trên lớp học, từ giáo viên trực tuyến, từ các ứng dụng, vv… Cách tiếp cận của chúng tôi luôn đảm bảo rằng chúng tôi tạo ra môi trường học tập xung quanh các học viên với những cơ hội học tập thú vị. Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều công nghệ thông qua Hệ thống Đào tạo Công dân Toàn cầu của Apollo English.

Tôi tự hào rằng văn hóa của chúng tôi tại Apollo English là luôn luôn tìm cách để khiến những gì chúng tôi đang làm trở nên tốt hơn – điều đó là làm cho chúng tôi trở thành "nơi những giá trị tốt nhất trở nên tốt hơn".

* Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Ông Khalid Mahmood có bố là người Iraq, mẹ là người Anh. Bố
Luật Giáo dục của Việt Nam đang thay đổi để theo kịp thời đại ảnh 2
mẹ ông đều hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đã có nhiều thành công ở châu Âu và Trung Đông. Không dựa dẫm vào nền tảng gia đình, Khalid muốn tìm một hướng đi riêng. Năm 1994, ông đến Việt Nam, tìm hiểu cơ hội đầu tư và quyết định khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo tiếng Anh, tạo dựng thành công thương hiệu Apollo tại Việt Nam. Năm 2006, ông Khalid là người nước ngoài đầu tiên làm việc trong lĩnh vực giáo dục vinh dự được Bộ GD-ĐT trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Năm 2007, cô Arabella Peters – vợ ông Khalid – cũng vinh dự nhận danh hiệu cao quý này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.