Lỏng lẻo trong liên kết tiêu thụ nông sản

GD&TĐ - Một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp chính là cần phải ký kết hợp đồng liên kết để tiêu thụ nông sản cho người dân. Tuy nhiên trên thực tế, chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân và doanh nghiệp vẫn lỏng lẻo, gây nhiều khó khăn cho người dân...  

Lỏng lẻo trong liên kết tiêu thụ nông sản

Liên kết để tránh rủi ro

Hiện nay, một số địa phương đã hình thành được chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người dân. Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng với doanh nghiệp vẫn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, nên tình trạng phá vỡ hợp đồng liên tiếp xảy ra khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Nguyên nhân chính là do người dân chưa quen với việc sản xuất theo hợp đồng, họ chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt mà chưa thấy được lợi ích lâu dài.

Mặt khác, hiện ở nước ta doanh nghiệptiêu thụ sản phẩm nông nghiệpvẫn còn rất nhỏ lẻ, chưa đủ tiềm lực để mở rộng các loại hình dịch vụ, hoặc ứng trước vốn cho người dân vào vụ sản xuất mới nhằm có nguồn nguyên liệu ổn định.

Do đó, khi ký hợp đồng cả doanh nghiệp và người dân mới chỉ tập trung vào số lượng, thanh toán, giao hàng mà chưa chú trọng tới việc giải quyết tranh chấp, phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại nếu xảy ra. Bởi vậy mới có tình trạng nông dân ở huyện Mê Linh (Hà Nội) và tỉnh Hải Dương phải nhổ bỏ củ cải, su hào là do nhiều hộ gia đình chưa ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp, dẫn tới khi rau vào chính vụ, sản lượng tăng mạnh, vượt cầu nên dẫn đến tình trạng trên.

Vì sao việc “bắt tay” giữa nông dân và doanh nghiệp còn chưa chặt? Không ít chuyên gia cho rằng, nhiều doanh nghiệp đã liên kết, ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với người dân, cũng như các hợp tác xã ở các tỉnh, thành phố thu mua nông sản. Tuy nhiên, có những thời điểm khi vào vụ thu hoạch, nông dân vẫn còn tâm lý “găm hàng” chờ giá hoặc thấy giá bán ở ngoài thị trường cao hơn, hấp dẫn so với giá cố định mà đã ký với doanh nghiệp từ đầu vụ, thì ngay lập tức họ bán hàng cho thương lái để thu lợi nhuận...

Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Có thể nói, việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp là một trong những yêu cầu bức thiết nhằm hạn chế tình trạng nông sản mất giá, dẫn tới đầu ra không ổn định. Để bảo đảm mục tiêu đến năm 2020, có từ 80 - 95% sản phẩm mía đường, tôm, cá ba sa và từ 15 - 30% sản lượng chè, lúa hàng hoá, cà phê, trái cây xuất khẩu, rau an toàn tiêu thụ thông qua hợp đồng ký kết.

Theo đại diện Bộ NN&PTNT, để mục tiêu trên đạt kết quả thì Nhà nước cần có chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp khi liên kết với nông dân để tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích các doanh nghiệp thu mua nông sản theo hợp đồng; đồng thời hỗ trợ giống, khoa học kỹ thuật để nông dân sản xuất đúng quy trình kỹ thuật; xây dựng nhà máy chế biến gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại cho người dân...

Có thể nói, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, đáp ứng tiêu chuẩn, nhu cầu thị trường là một trong những đòi hỏi tất yếu để nông sản tiêu thụ được ổn định, rất cần các cấp, ngành, địa phương tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Đồng thời, các cơ quan quản lý Nhà nước phải làm khâu trung gian kết nối hợp đồng giữa nông dân với doanh nghiệp, trong đó hợp đồng ghi rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của hai bên một cách hài hoà và các quy định xử lý nếu một trong hai bên vi phạm...

Việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sẽ gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với người sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, còn doanh nghiệp thì chủ động được vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, thời gian qua, hàng loạt nông sản bị ứ đọng, khó tiêu thụ, một phần do sản xuất cung vượt cầu, không theo định hướng thị trường. Theo tính toán, có từ 90 - 95% sản phẩm nông nghiệp của người dân bán cho thương lái, số hàng hoá ký hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp rất ít, dẫn tới bị thương lái ép giá nên phần thiệt hại sẽ thuộc về người dân...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.