Theo đó, một trong những nhiệm vụ đặt ra là: Tổ chức tuyên truyền, tập huấn về phòng chống bạo lực học đường cho cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động, học sinh và cha mẹ học sinh. Lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực học đường vào một số môn học và hoạt động ngoại khóa.
Các hoạt động cụ thể gồm: Tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường. Tích hợp, lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực học đường vào nội dung một số môn học. Xây dựng mội trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong công tác phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục trực thuộc.
Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các nội dung nghiêm túc, đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Phân công trách nhiệm cụ thể đến các đơn vị nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động, học sinh và cha mẹ học sinh về công tác phòng, chống bạo lực học đường.
Các phòng GD&ĐT quận/huyện, trường THPT, trung tâm GDNN - GDTX và các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn trường học; phòng chống bạo lực học đường tại đơn vị; thời gian thực hiện tháng 9/2019.
Tổ chức ký cam kết: Giữa nhà trường với cha mẹ học sinh trong việc phối hợp quản lý, giáo dục toàn diện học sinh; giữa học sinh với nhà trường trong việc phòng, chống bạo lực học đường. Rà soát học sinh có hoàn cảnh khó khăn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ.
Triển khai đầy đủ các văn bản quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng, chống bạo lực học đường đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động, học sinh và cha mẹ học sinh. Ban hành bộ quy tắc ứng xử tại đơn vị. Ký kết liên tịch với công an tại địa phương phòng ngừa bạo lực học đường. Thời gian thực hiện trong tháng 9/2019.