Lời “thú tội” bỏ ngỏ

GD&TĐ - Trước giờ ra chơi giữa 2 tiết Văn liên tiếp, thầy tuyên bố: Tiết sau thầy sẽ trả bài kiểm tra 1 tiết. Cả lớp hồi hộp và mong chờ…

Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường (13/11/2016). Thầy điểm mặt, nhớ tên từng đứa và vẫn không quên nuông chiều học trò của mình theo một cách rất “teen”: Em đưa máy thầy chụp cho, thầy già rồi xấu tí cũng được nhưng trò của thầy thì phải xinh!
Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường (13/11/2016). Thầy điểm mặt, nhớ tên từng đứa và vẫn không quên nuông chiều học trò của mình theo một cách rất “teen”: Em đưa máy thầy chụp cho, thầy già rồi xấu tí cũng được nhưng trò của thầy thì phải xinh!

Thầy vào lớp và như thường lệ trước khi bắt đầu bài giảng của mình, thầy tìm “người bạn” tri kỷ - cặp kính lão của thầy. Và thầy ôn tồn hỏi cả lớp:

- “Bạn nào giờ ra chơi đã lên bàn thầy xem sổ điểm phải không?”.

Lớp im phăng phắc, không một tiếng đáp lại.

- “Thầy hỏi lại, bạn nào giờ ra chơi đã lên bàn làm việc của thầy?”.

Vẫn im phăng phắc…

- Thôi được rồi, chúng ta bắt đầu vào tiết học mới, hôm nay thầy trả bài kiểm tra 1 tiết…

Rồi giờ học sau đó thầy say sưa giảng bài, vẫn tái hiện và khắc họa day dứt hình ảnh Mị - một cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo. “Mị thổi lá cung hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê… Bỗng dưng hủ tục lạc hậu của vùng miền đã biến Mị thành cái xác không hồn lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa... đều cúi mặt mặt buồn rười rượi, Mị chỉ còn nhìn cuộc sống qua cái lỗ vuông bằng bàn tay... không biết là sương hay nắng”.

Hết tiết học hôm đó, thầy ân cần nhắn nhủ: “Các em lưu ý, kính mắt khi đặt xuống bàn cần để dựng lên như vậy. Đừng áp mắt kính xuống bàn sẽ làm xước nhé! Thầy nhắc vậy thôi chứ không cần tìm bạn nào úp mắt kính của thầy hôm nay xuống bàn nữa. Bài học của chúng ta kết thúc tại đây! Các em ra chơi đi!”.

Cô giáo của em và chúng em đều là học trò của thầy! Hôm chụp tấm hình này, em đã muốn thú tội với thầy: “Chính em là người để mắt kính của thầy úp xuống bàn năm xưa, chỉ vì em quá mong ngóng kết quả bài kiểm tra". Sau buổi gặp gỡ hôm đó, thầy vẫn chu đáo, ân cần sửa lỗi và khích lệ học trò cũ.

Cô giáo của em và chúng em đều là học trò của thầy! Hôm chụp tấm hình này, em đã muốn thú tội với thầy: “Chính em là người để mắt kính của thầy úp xuống bàn năm xưa, chỉ vì em quá mong ngóng kết quả bài kiểm tra". Sau buổi gặp gỡ hôm đó, thầy vẫn chu đáo, ân cần sửa lỗi và khích lệ học trò cũ. 

Thầy tôi là như vậy đó, cứ lên bục giảng là chỉ còn thầy, học trò và những tác phẩm văn chương. Tình yêu, đam mê văn học cứ thế được truyền cho hết thế hệ học sinh này qua thế hệ khác, còn những thứ xung quanh như không tồn tại.

Nếu không học cùng khóa với con gái của thầy, có lẽ tôi đã không biết cuộc đời thầy cũng kịch tính hơn cả nhiều tác phẩm văn chương… Hẳn là có nhiều câu chuyện phía sau, nhưng chúng tôi chỉ biết thầy của chúng tôi tần tảo với vai người mẹ và vững vàng trong vai trò người cha đồng hành cùng con gái qua nhiều năm tháng… 

Tô hiểu vì sao có những bài giảng về tình yêu, về gia đình… của thầy da diết và có cả những nốt trầm… Nhưng hơn tất cả, mỗi giờ học Văn của thầy chưa bao giờ không “chạm” tới ngõ cùng ngách tận của cảm xúc!

Phút chia tay mái trường, dòng lưu bút của thầy em vẫn trân trọng gìn giữ suốt hơn 2 thập kỷ qua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ