Lời phê của cô giáo

Hôm nay, cô giáo trả bài kiểm tra văn. Tùng buồn thiu vì phải nhận điểm 3 với lời phê của cô: "Lạc đề. Bài yêu cầu một đằng làm một nẻo. Em có bị sao không?".

Ảnh có tính chất minh hoạ/Internet
Ảnh có tính chất minh hoạ/Internet

Tùng là một cầu thủ siêu hạng của lớp tôi. Mỗi khi trường tổ chức đá bóng giao hữu, cậu luôn là ngôi sao sáng, niềm tự hào của lớp. Tuy nhiên, về học tập thì Tùng hơi yếu về môn văn, chỉ là hơi yếu so với các môn khác thôi.

Tôi nửa đùa nửa thật nói với Tùng:

- Môn văn thì cậu luôn là "sư đệ", có bao giờ là "sư phụ" đâu mà rầu rĩ thế?

Tùng nói:

- Tớ không buồn nhiều vì điểm 3 đâu, tớ buồn vì lời cô phê cơ. Cậu biết là tớ học đều các môn, có kém văn nhưng cũng không đến nỗi dốt đặc cán mai. Cũng là lần đầu bị điểm 3, thế mà cô phê "Em có bị làm sao không?". Tớ chán lắm, tớ chả muốn cố gắng nữa.

Tôi chỉ biết an ủi bạn:

- Đừng quá suy nghĩ. Chắc lúc chấm bài cô đang có chuyện bực bội nên đã phê nặng lời. Chứ khi bạn Dương, bạn Huy nhận điểm 1, 2 cô cũng có phê thế đâu. Cậu mà ngừng cố gắng thì tuột dốc không phanh đấy.

Nói là vậy, nhưng về đến nhà rồi tôi vẫn không ngừng nghĩ về lời phê của cô giáo. Tôi biết cô giáo mình không có ý miệt thị học sinh, lời phê ấy chắc chắn mang ý nghĩa thúc đẩy Tùng cố gắng hơn nữa. Chỉ có điều, nó không phù hợp với những học sinh mẫn cảm như Tùng, có thể gây ra "tác dụng ngược".

Thầy cô ơi, hãy luôn là một "người bạn tâm lý" của chúng em nhé!

Theo Hà Nội mới

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.