Phần ngữ âm
Phần trọng âm: Kiểm tra kiến thức của học sinh về trọng âm của những từ có 2 hoặc 3 âm tiết.
Phần phát âm: Kiểm tra kiến thức phát âm của 1 số âm tiết cơ bản, quen thuộc.
Vì vậy, phần này học sinh có năng lực trung bình có thể làm được.
Phần ngữ pháp và từ vựng
Các câu hỏi phần ngữ pháp và từ vựng có tính phân loại cao hơn so với đề thi 2017. Ở mức độ nhận biết, đề thi kiểm tra các kiến thức từ vựng, ngữ pháp cơ bản. Ví dụ như câu 5,6, 7, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, nhớ được các cấu trúc cơ bản là có thể làm tốt. Ví dụ:
Câu 5: Là câu điều kiện loại 2, diễn tả một điều trái ngược với sự thật ở hiện tại.
Câu 6: Kiểm tra về kiến thức về sự phối hợp thì trong quá khứ. Một hành động xảy ra trướ1 hành động trong quá khứ, sẽ được chia ở quá khứ hoàn thành .
Câu 7: Học sinh chỉ cần nhớ được cách dùng của “refuse + to V”
Tuy nhiên, cũng có một số câu có tính phân loại cao, đó là những câu 8,9,14, 15, 16.
Đối với những câu hỏi này, đòi hỏi học sinh không những phải nắm vững cấu trúc bên ngoài mà còn phải hiểu được ý nghĩa nội hàm để chọn được đáp án đúng.
Ví dụ: Câu 8, học sinh phải hiểu được ý nghĩa và cách dùng của từ “little” ( Ý nghĩa phủ định của nó, để lựa chọn phần tag question mang nghĩa khẳng định) bên cạnh kiến thức cơ bản của câu hỏi đuôi với “there + be”.
Hay câu 9, học sinh phải hiểu được tình huống được ra trong câu hỏi.Từ đó, xác định được, đây là hiện tượng giả định và nói một điều đáng lẽ nên làm ở quá khứ thì lại không làm ( should have + P2)
Với câu 14, đây là câu hỏi kiểm tra khả năng vận dung cao của học sinh, dựa trên vốn từ vựng có sẵn (quen thuộc với học sinh) từ đó hình thành cách tạo cụm từ tình thế. Trong câu 14, câu trả lời là những người có chung suy nghĩ (Like-minded).
Câu 15, muốn trả lời được câu hỏi này, học sinh phải biết được các dùng của 1 số cụm từ cố định, đặc ngữ: “commit st to st”. Tuy nhiên, đáp án B (add) cũng là đáp án khiến học sinh hoang mang, vì cấu trúc “add to” nhưng “add to “chỉ có nghĩa là cộng, thêm vào chứ không có ý nghĩa là : “make effort to memorize st” ( dựa và tình huống trong câu)
Câu 16, muốn trả lời chính xác, học sinh phải nhớ và hiểu được các dùng của 1 số cụm động từ (Phrasal Verbs). Ta có cụm động từ look up for có nghĩa là mọi thứ ngày càng tốt hơn.
Phần Từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Cấu trúc đề vẫn giống cấu trúc đề 2017 gồm 2 câu đồng nghĩa và 2 câu trái nghĩa.
Trong đó, có câu 17 và 19 là 2 từ đã xuất hiện trong phần Reading sách giáo khoa Tiếng Anh 12. Học sinh chỉ cần nắm chắc phần từ vựng trong SGK là đã có thể làm được.
Với câu 18, 20, với những đáp án nhiều cụm từ ít xuất hiện, đòi hỏi học sinh vừa phải hiểu được ngữ cảnh của câu hỏi vừa phải biết được ý nghĩa của các cụm từ đã cho.
Phần tình huống giao tiếp
Tình huống 1 tương đối cơ bản, học sinh với năng lực trung bình vẫn có thể làm được.
Tình huống 2, có khó hơn 1 chút, yêu cầu học sinh phải biết cách đưa ra ý kiến, quan điểm của mình và cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp.
Nhìn chung, với 2 câu tình huống giao tiếp, học sinh hoàn toàn có thể hoàn thành tốt, không có sự đánh đố hay gây khó khăn cho học sinh.
Phần Đọc hiểu
Phần đọc hiểu có nội dung chủ đề thuộc chương trình lớp 11, 12, nội dung quen thuộc với học sinh. Các câu hỏi rõ ràng, khoa học, kiểm tra được đầy đủ các kĩ năng đọc hiểu của học sinh: đọc tìm ý chính, đọc tìm thông tin chi tiết, đọc để suy luận, đoán nghĩa trong ngữ cảnh và xác định tham chiếu.
Phần đọc hiểu, có sự phân loại thí sinh rõ ràng. Có những câu hỏi, thí sinh chỉ cần hiểu được và vận dụng kiến thức được học là có thể đạt được.
Tuy nhiên, có một số câu hỏi như câu 26,35,38,40 và 42, học sinh phải linh hoạt kiến thức, hiểu được tổng thể cả đoạn văn để tìm được đáp án đúng. Đặc biệt, với bài đọc thứ hai về hệ thống giáo dục bậc đại học gồm những câu hỏi mang tính phân loại cao, yêu cầu học sinh phải có khả năng, tổng hợp phân tích, và suy luận mới có thể rút ra được câu trả lời đúng.
Đồng thời, học sinh phải tìm được clues (manh mối, dẫn chứng) trong bài để rút ra được câu trả lời đúng. Ví dụ, câu 40 học sinh phải tìm ra được cụm từ “high degree of mobility”. Hiểu được cụm từ này, học sinh sẽ chọn được câu trả lời đúng là B.
Phần tìm lỗi sai
Câu 43 là tương đối dễ, học sinh chỉ cần nắm được kiến thức sự phù hợp giữa chủ ngữ và động từ.
Câu 44, đây là hiện tượng ngữ pháp Cleft sentence ( it is/was...). Học sinh nhận biết và vận dụng kiến thức về Cleft sentence về nhấn mạnh trạng từ ( Adverbial Focus) theo chương trình sách giáo khoa lớp 11 ( chương trình cơ bản) là có thể làm đúng được. Với câu này, cái đánh lừa học sinh đó là học sinh sẽ nhầm lẫm giữa cleft sentence và relative clauses.
Câu 45, là câu hỏi phân loại, học sinh phải phân biệt được sự khác biệt giữa 2 từ “ formal” và “ former” vì hai từ này là 2 từ hay nhầm lẫm vì có cách phát âm gần giống nhau nhưng nghĩa lại khác nhau.
Phần viết lại câu
Đối với phần viết lại câu, có nhiều câu hỏi khó hơn năm 2017 và có sự phân loại học sinh rõ rệt. Đòi hỏi học sinh phải tập trung đọc và hiểu và vận dụng cao kiến thức đã được học.
Trong phần viết có câu 50, là câu sẽ là kiến thức nâng cao, dễ làm khó những học sinh mà chỉ nắm được kiến thức cơ bản. Phần đảo ngữ với công thức:” No sooner…… than…..”
Nhìn chung, đề minh họa 2018 khó hơn so với đề năm 2017 và có sự phân loại thí sinh cao. Đề thi gồm các kiến thức cơ bản dành cho học sinh có học lực trung bình đủ đạt kết quả tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, đề cũng có những câu hỏi khó để phân loại thí sinh, phù hợp để làm đề dùng để xét tuyển ĐH, CĐ. Với số lượng câu hỏi không thay đổi, nhưng nội dung kiến thức ngữ pháp và từ vựng khó và mở rộng hơn nên số lượng học sinh làm được điểm 9- 10 là không nhiều.
Vì vậy, để hoàn thành tốt được bài thi này, học sinh cần nắm chắc kiến thức ngữ pháp cũng như là từ vựng đầy đủ của cả 3 lớp (10,11,12) bởi vì đặc thù của mônTiếng Anh là kiến thức luôn liên quan tới nhau không thể tách rời riêng ra được. Ngoài ra, muốn đạt điểm 8-10, học sinh cần mở rộng các kiến thức cấu trúc nâng cao, vốn từ vựng và các cụm từ, thành ngữ.