Lợi ích từ mối quan hệ tích cực giữa thầy và trò

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Thực tế, giáo viên là người có thể tác động sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta.

Thanh thiếu niên có mối quan hệ tích cực với giáo viên sẽ có sức khỏe tốt hơn khi trưởng thành.
Thanh thiếu niên có mối quan hệ tích cực với giáo viên sẽ có sức khỏe tốt hơn khi trưởng thành.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý học đường toàn cầu cho thấy những lợi ích sức khỏe lâu dài khi học sinh và giáo viên có mối quan hệ tích cực.

Yếu tố quyết định sức khoẻ

“Học sinh dành phần lớn thời gian ở trường. Lớp học của giáo viên đôi khi là nơi an toàn nhất mà một số học sinh có được”, Methany Thornton - giáo viên nghệ thuật ngôn ngữ trung học cơ sở tại Georgia (Mỹ) với hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và là điều phối viên của tổ chức tư vấn giáo dục 7 Mindsets, cho biết. “Giáo viên có khả năng tạo ra một lớp học nơi học sinh cảm thấy thoải mái và biết rằng, các em có thể là chính mình”, chuyên gia này cho biết.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu về sức khỏe thanh thiếu niên và người trưởng thành. Đây là một nghiên cứu dài hạn, mang tính đại diện trên toàn quốc. Nghiên cứu đồng thời dựa trên trường học về các hành vi liên quan đến sức khỏe của thanh thiếu niên và người trưởng thành để phân tích các mối quan hệ. Họ đặc biệt xem xét sự khác biệt giữa mối quan hệ học sinh - học sinh và học sinh - giáo viên.

Nghiên cứu được thực hiện theo bốn đợt, bắt đầu khi học sinh từ lớp 7 đến lớp 12, sau đó là 1; 6 và 13 năm sau. Đã có khoảng 15.000 cuộc khảo sát sinh viên, bao gồm cả các cặp anh chị em ruột, được xem xét trong phân tích. Độ tuổi trung bình của người trả lời trong lần nghiên cứu thứ tư là 28 và giới tính tương đối bình đẳng. Khoảng 57% người tham gia là người da trắng và khoảng 28% cho biết họ sống ở khu vực nông thôn.

Khi kiểm soát hoàn cảnh gia đình bằng cách sử dụng các mô hình tác động cố định của anh chị em (loại bỏ biến số như phong cách của cha mẹ, sự gắn bó và sự tham gia, di truyền, trường học, khu vực lân cận…), nghiên cứu cho thấy, học sinh có sức khỏe lâu dài tốt hơn nếu họ có mối quan hệ tích cực với giáo viên.

“Kết quả của nghiên cứu này rất mới lạ. Bởi, vai trò của mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên như một yếu tố quyết định sức khỏe (đặc biệt là ở tuổi trưởng thành) phần lớn đã bị bỏ qua trong nghiên cứu tâm lý học và sức khỏe. Các nghiên cứu trước đây cho thấy bạn bè cùng trang lứa là yếu tố xã hội lớn nhất trong việc dự đoán sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên. Song, nghiên cứu này lại tiết lộ một bức tranh khác”, nghiên cứu cho biết.

Các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ tương tự giữa sức khỏe của học sinh và các mối quan hệ tích cực với bạn bè (ngoại trừ chứng trầm cảm). Chuyên gia Thornton nói: “Mặc dù mối quan hệ bạn bè rất tuyệt vời, nhưng những học sinh khác không phải lúc nào cũng có lòng nhân ái và đôi khi không thể tin cậy được khi nói về những chủ đề nặng nề”.

Trong khi đó, người lớn lắng nghe và chỉ chia sẻ với nhân viên tư vấn để được học sinh giúp đỡ. Người lớn cũng có thể đối phó trước các vấn đề nghiêm trọng như lạm dụng tình dục, bắt nạt, đau buồn bằng sự trưởng thành và không phán xét.

Giáo viên có khả năng tạo ra một lớp học nơi học sinh cảm thấy thoải mái.

Giáo viên có khả năng tạo ra một lớp học nơi học sinh cảm thấy thoải mái.

Xây dựng mối quan hệ học sinh - giáo viên

Tuy nhiên, nghiên cứu có một số hạn chế. Cụ thể là khả năng khái quát hóa các ước tính trong nội bộ gia đình đối với một nhóm dân số cụ thể. Trường hợp này là những gia đình có nhiều con. Ngoài ra, các mô hình hiệu ứng cố định anh chị em không tính đến một số đặc điểm gia đình nhất định, như nguồn lực và hạn chế về tính cách cũng như tâm lý xã hội.

Nghiên cứu cũng không thể kiểm tra trực tiếp các cơ chế cung cấp mối liên hệ giữa sức khỏe người lớn và mối quan hệ xã hội trong trường học. Họ cũng không thể xem xét các hành vi sức khỏe khác của người trưởng thành có thể góp phần vào kết quả, như hoạt động thể chất, chế độ ăn uống và lối sống ít vận động.

Cuối cùng, nghiên cứu kiểm tra nhiều khía cạnh sức khỏe (bao gồm lạm dụng chất gây nghiện, trầm cảm,...) dựa vào việc tự báo cáo. Nghiên cứu không đi sâu hơn vào các yếu tố sức khỏe tâm lý khác, như rối loạn ăn uống, hành vi gây nghiện,...

Có nhiều lý do khiến thanh thiếu niên có mối quan hệ tích cực với giáo viên sẽ có sức khỏe tốt hơn khi trưởng thành. Rachel Hirsch - Trưởng khoa và giáo viên lịch sử tại Trường Cambridge của Weston ở Massachusetts, đã dạy lịch sử trung học trong 20 năm. Bà nói rằng, những thanh thiếu niên có mối quan hệ tốt với giáo viên có xu hướng tham gia vào giáo dục như một cách kết nối và hỗ trợ bằng cách coi sai lầm là cơ hội để kết nối hơn nữa, thay vì chỉ là một tương tác mang tính phán xét.

“Thông qua trải nghiệm về mối quan hệ tích cực giữa học sinh - giáo viên, nếu được đánh giá cao về những gì họ mang lại, trẻ có xu hướng kiên cường hơn. Đồng thời, trẻ sẽ thiên về kết nối và hợp tác. Trẻ cũng có thể sẽ ít yếu đuối hoặc phòng thủ hơn khi gặp khó khăn lúc trưởng thành”, bà Hirsch nói.

Tuy nhiên, các mối quan hệ không phải là con đường một chiều. Cả học sinh và giáo viên đều đóng vai trò ngang nhau trong việc tạo ra những kết nối tích cực, lâu dài. Bà Hirsch gợi ý rằng, chia sẻ ý tưởng và đặt câu hỏi, ngoài việc chỉ trả lời những gì giáo viên yêu cầu, chỉ là hai trong số nhiều cách mà học sinh có thể bắt đầu tương tác với giáo viên. Học sinh sẽ hình thành những kết nối thực sự chủ yếu từ sự dễ bị tổn thương và cởi mở tự nguyện với giáo viên.

“Giáo viên giỏi sẽ rất, rất cẩn thận với khả năng dễ bị tổn thương của học sinh. Ngoài ra, trường học tốt sẽ giúp giáo viên phải rất cẩn thận. Nếu sẵn sàng chấp nhận rủi ro này với tư cách là một sinh viên, tôi nghĩ rằng, nhiều người học sẽ thấy hầu hết giáo viên đều mong muốn được hỗ trợ”, bà Hirsch nhận định.

Thanh thiếu niên có mối quan hệ tích cực với giáo viên sẽ có sức khỏe tốt hơn khi trưởng thành.

Thanh thiếu niên có mối quan hệ tích cực với giáo viên sẽ có sức khỏe tốt hơn khi trưởng thành.

Ảnh hưởng từ mối quan hệ tiêu cực

Bà Thornton nói, khi có mối quan hệ không tốt hoặc tiêu cực với giáo viên, học sinh có thể rút lui khỏi xã hội, có những hành vi gây rối và thậm chí là gặp khó khăn trong học tập. Mối quan hệ tiêu cực giữa học sinh và giáo viên có liên quan đến nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe thể chất, bệnh tâm lý và hành vi gây hại cho sức khỏe ở tuổi trưởng thành.

Bà Hirsch cho rằng, sinh viên có xu hướng khép kín hoặc sợ mắc sai lầm và dễ bị tổn thương khi các mối quan hệ không tốt đẹp. Việc học cũng có xu hướng trở nên khó khăn đối với họ. Bà Hirsch cũng lưu ý rằng, nếu học sinh cảm thấy không thoải mái khi tiếp xúc với giáo viên, họ nên tin vào bản năng của mình. Hai giáo viên Hirsch và Thornton đều đã trực tiếp trải nghiệm những gì tạo nên mối quan hệ tích cực. Họ đồng thời đã thấy những mối quan hệ đó đã ảnh hưởng đến học sinh như thế nào.

Trước đại dịch Covid-19, hằng tuần, giáo viên Thornton dành thời gian trò chuyện về cà phê, trà và sô cô la nóng với các học sinh của mình. Họ đã thảo luận sâu sắc về các chủ đề liên quan đến học sinh và các chủ đề mà trẻ quan tâm, như “phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử, chấp nhận và đứng lên vì lẽ phải”. Thornton đã tận mắt chứng kiến nhóm học sinh này dần dần tạo dựng được niềm tin vào giáo viên, cũng như tin tưởng lẫn nhau. Những học sinh hầu như không tương tác vào đầu năm học đã trở thành một gia đình. Ngoài ra, tình bạn cũng dần được thiết lập trong lớp học.

Trong khi đó, giáo viên Hirsch bày tỏ niềm tự hào khi thấy nhiều học sinh cũ của mình theo đuổi sự nghiệp nhà giáo dục, làm việc trong các tổ chức phi lợi nhuận. Nhiều học sinh trong số này đã nói với bà Hirsch rằng, việc được giáo viên đánh giá cao ý tưởng đã truyền cho họ niềm tin. Thậm chí, ngay cả khi ý kiến khác với đám đông, họ vẫn có thể bày tỏ chúng một cách cởi mở.

Xây dựng mối quan hệ giáo viên - học sinh bền chặt, tích cực cũng có thể mang lại những tác động có lợi đến sức khỏe tâm lý của giáo viên. Giáo viên đóng một vai trò không thể thiếu trong việc nuôi dạy trẻ trở thành những người có trách nhiệm, tôn trọng. Theo bà Thornton, giáo viên là người có khả năng tiếp cận những học sinh “nghĩ rằng họ không thể chạm tới”. Đối với nữ giáo viên này, thật tuyệt vời khi được chứng kiến các học sinh khám phá ra mình là ai, có khả năng gì và đứng lên vì nhau.

“Tại sao bạn lại trở thành giáo viên nếu không có trải nghiệm tích cực về mối quan hệ với học sinh? Mức lương không cao, điều kiện làm việc thường khá khắc nghiệt và mức độ uy tín dường như chỉ có ý nghĩa khi đại dịch bùng phát. Có sự kết nối tích cực với trẻ em chính là ý nghĩa của công việc”, giáo viên Hirsch chia sẻ.

Theo Verywellfamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Từ phải qua: Đạo diễn Việt Linh, tác giả Hải Anh và họa sĩ Pauline Guitton giao lưu tại buổi ra mắt sách ở Việt Nam do Nxb Kim Đồng tổ chức. Ảnh: Bình Thanh.

Thuở ấy, mẹ đã 'Sống'!

GD&TĐ - Thuở ấy – những năm tháng đất nước kháng chiến chống Mỹ - mẹ đã sống như thế và hôm nay được thế hệ gen Y lớn lên ở Pháp ghi lại bằng lăng kính mới lạ.