Rau má có vị đắng, hơi cay, tính mát, dùng để chữa bệnh ở gan, tỳ vị và thận.
Rau má
Rau má có vị đắng, hơi cay, tính mát, dùng để chữa bệnh ở gan, tỳ vị và thận. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, tiêu thũng.
Chữa đi lỵ đau bụng do trúng thử: rau má khô 40g, mía đỏ 2 lóng nướng lên bỏ vỏ, chẻ nhỏ đun chín cả hai thứ, chia 2 lần uống trong ngày trước khi ăn, uống liên tục 7 ngày.
Trị phụ nữ đau bụng, đau lưng khi có kinh nguyệt: rau má phơi khô tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 15g với nước đun sôi để ấm, trước khi ăn sáng và ăn tối, uống liên tục 30 ngày.
Trị rôm sảy: rau má tươi rửa sạch xay sinh tố ngày uống 30g tươi, cho thêm chút đường uống vào buổi trưa trước khi ăn.
Rau mùi
Rau mùi có đặc tính chống vi khuẩn, hơn nữa là một loại rau giải độc mạnh mẽ của các chất chì và thủy ngân. Các lợi ích bao gồm điều hòa nồng độ insulin và làm giảm cholesterol và giảm đau đầu.
Dầu mùi cũng có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau bụng kinh, hơn nữa hạt rau mùi còn được dùng trong các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, đau đầu và các vấn đề về hô hấp.
Cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương rất có lợi trong việc điều trị bệnh hen suyễn. Bạn có thể sử dụng cỏ xạ hương ngâm trà điều đó rất có lợi cho việc chữa trị bệnh viêm phế quản, cảm lạnh, ho, cảm cúm và nhiễm trùng do viêm xoang.
Rau sam
Rau sam có vị chua, tính mát dùng để chữa bệnh ở tim, phổi, tỳ vị. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát huyết tiêu độc, điều trị các chứng bệnh kiết lỵ, táo bón, chứng bạch đới của phụ nữ, mụn nhọt, đinh độc, dùng lá tươi giã nhuyễn đắp ngoài điều trị đinh độc.
Trị kiết lỵ: rau sam khô 100g, cỏ sữa 100g sắc với 400ml nước lấy 250ml chia hai lần uống trong ngày trước khi ăn sáng và tối uống liên tục 5 ngày.
Trị chứng bạch đới của phụ nữ: rau sam tươi 500g giã nhuyễn cho 200ml nước chín vào quấy đều vắt lấy nước cho 2 lòng trắng trứng gà quấy đều đun sôi cho ít muối, chia hai lần uống trong ngày, uống lúc đói.